Châm cứu huyệt Tý Nhu chữa bệnh

Thuộc hệ thống huyệt đạo trên cơ thể, huyệt Tý Nhu cũng là nơi giao thoa giữa các luồng khí, có mối quan hệ mật thiết với kinh mạch và tạng phủ. Việc tác động vào huyệt đem lại nhiều tác dụng trong trị bệnh về đau mỏi vai gáy, thị lực yếu… Để hiểu rõ hơn về các nội dung này, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
12/08/2022 11:34

Huyệt Tý Nhu là huyệt gì?

Tên khác: Huyệt Bối Nhu, Bối Nao, Hạng Xung, Tý Nao, Đầu Xung.

Xuất xứ: Thuộc Áp Ất Kinh.

Huyệt nằm tại vùng thịt mềm (nhu) của cánh tay (tý) nên có tên gọi là huyệt Tý Nhu theo Trung Y Cương Mục. Ngoài ra, tên gọi này cũng có thể hiểu theo một cách hiểu khác là huyệt có tác dụng chủ trị tình trạng cánh tay bị mềm yếu, không có sức sống. Đồng thời, huyệt Bối Nhu cũng sở hữu một số đặc tính khác như:

huyet-ty-nhu-giai-dap

- Là huyệt thứ 14 trong kinh Đại Trường.

- Là huyệt giao hội của kinh Đại Đường, mạch Dương Duy và kinh Vị.

Vị trí và cách xác định huyệt Tý Nhu đơn giản, chính xác?

Huyệt nằm trên vùng thịt mềm của cánh tay, ở đầu cuối cơ tam giác cánh tay. Theo giải phẫu, dưới da là đỉnh có Delta, bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, chống bám của cơ cánh tay trên vào xương. Đồng thời, phía sau là phần rộng ngoải của 3 cơ đầu cánh tay và xương cánh tay. Dây thần kinh vận động cơ thuộc nhánh dây thần kinh nhũ, thần kinh cơ da và thần kinh xoay.

Việc xác định vị trí là điều bắt buộc phải thực hiện chính xác nếu muốn ứng dụng các lợi ích của huyệt vị trong chăm sóc, nâng cao sức khỏe. Với huyệt Bối Nao, bạn đọc có thể tiến hành xác định vị trí huyệt thông qua các bước dưới đây:

- Để tay thẳng, thả lỏng.

- Huyệt nằm tại đầu cuối cơ tam giác cánh tay và nằm trên đường nối giữa huyệt Khúc Trì và Kiên Ngung. Trong đó, huyệt Khúc Trì nằm tại vị trí lõm vào nơi nếp gấp khuỷu tay, nơi bám của cơ dài, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu tay và cơ quay 1 của tay. Huyệt Kiên Trung nằm tại chỗ lõm, phía trước ngoài khớp, mỏm cùng xương đòn khi dang thẳng cánh tay.

Huyệt Tý Nhu tác động gì đến sức khỏe?

Huyệt Tý Nhu có tác dụng giúp thông lạc, minh mục nhờ vậy đem lại nhiều lợi ích tích cực cho cơ thể và hệ miễn dịch. Theo đó, huyệt thường được sử dụng trong chủ trị các bệnh lý như:

Trị đau vai: Đau vai là chứng bệnh thường gặp ở những người thường xuyên phải vận động mạnh hoặc làm văn phòng với máy tính nhiều giờ. Tác động vào huyệt Đầu Xung sẽ giúp ôn kinh hoạt lạc từ đó bệnh tự động được đẩy lùi.

Hỗ trợ điều trị tình trạng đau cánh tay, liệt chi trên: Tý nhu là huyệt vị nằm ở cánh tay vì vậy nó có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống kinh mạch cũng như huyệt đạo tại khu vực này. Việc tác động vào huyệt sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, thư giãn cơ từ đó làm giảm tình trạng đau nhức, tê bì cánh tay hiệu quả.

Trị bệnh về mắt: Ngoài các lợi ích trên, huyệt cũng đem lại tác dụng trong điều trị các bệnh về mắt như suy giảm thị lực, nhãn cầu sưng đỏ, chảy nước mắt…

Ngoài những tác dụng trên, huyệt Tý Nhu khi phối hợp cùng các huyệt vị khác cùng đem lại nhiều lợi ích như:

Kết hợp cùng huyệt Cường Gian giúp trị chứng cổ gáy cứng.

Kết hợp cùng huyệt Kiên Ngung giúp cải thiện tình trạng tay không có sức lực.

Kết hợp với huyệt Đại Chùy, Nhĩ Thượng, Phát Tế, huyệt vị Phong Trì trị bướu.

Kết hợp cùng huyệt Đại Nghênh, Thủ Tam Lý trị lao hạch.

Cách châm cứu, bấm huyệt chuẩn xác

Châm cứu, bấm huyệt là hai cách thức phổ biến tác động vào huyệt Tý Nhu đem lại nhiều hiệu quả trị. Đây là liệu pháp trị bệnh theo y học cổ truyền, được WHO công nhận là thành tựu y học lớn, hướng tới đả thông kinh mạch, cân bằng âm dương trong cơ thể từ đó đẩy lùi bệnh.

Cách thức bấm huyệt trị bệnh đơn giản như sau:

- Xác định chính xác vị trí huyệt vị thông qua hướng dẫn đã được nêu ở trên.

- Dùng đầu ngón tay cái bấm vào huyệt với lực vừa phải, thực hiện day ấn theo hình tròn trong khoảng 1 – 2 phút.

- Thực hiện mỗi ngày từ 1 – 2 lần để đạt hiệu quả trị bệnh cao.

Cách thức châm cứu huyệt chính xác, an toàn như sau:

- Xác định chính xác vị trí của huyệt và tiến hành châm thẳng hoặc châm vào bờ sau – trước xương cánh tay khoảng 1 – 1,5 thốn. Với các bệnh về mắt nên hướng mũi kiêm xiên về phía trước cơ Delta.

- Cứu trong 3 – 5 tráng và thời gian ôn cứu từ 5 – 10 phút.

Lưu ý, tác động vào huyệt Tý Nhu đem lại nhiều hiệu quả trị bệnh tích cực tuy nhiên nếu không nắm vững phương pháp, đảm bảo tính chuẩn xác thì người bệnh có thể gặp phải nhiều phản ứng tiêu cực, nguy hiểm khi thực hiện. Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ, thầy thuốc có kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn cao.

Một số lưu ý khi trị bệnh qua châm cứu, bấm huyệt

Tương tự như các phương pháp trị bệnh khác, châm cứu bấm huyệt chỉ phát huy đúng hiệu quả khi được thực hiện kèm với một lối sống sinh hoạt lành mạnh. Để đạt được đúng hiệu quả mong muốn, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đẩy đủ dưỡng chất cần thiết.

- Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi trong khẩu phần ăn và uống đủ nước mỗi ngày.

- Hạn chế sử dụng đồ ăn chiên rán, đồ ăn cay nóng, đồ ăn đóng hộp hoặc các loại thức ăn nhanh.

- Tránh hoàn toàn việc dung nạp vào cơ thể các chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá…

- Giữ cơ thể trạng thái tinh thần thoải mái, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc.

- Dành khoảng 30 phút mỗi ngày cho việc luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch.

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc đầy đủ các thông tin chi tiết liên quan đến vị trí, tác dụng cũng như cách châm cứu, bấm huyệt Tý Nhu. Hy vọng qua những nội dung này sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức trong hoạt động chăm sóc, nâng cao sức khỏe bản thân.

Theo Tạp chí Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer