Chị em cứ ngồi vệ sinh kiểu này sớm muộn cũng bị nhiễm trùng tiết niệu, sửa ngay còn kịp
Không khuyến khích phụ nữ đi vệ sinh ở tư thế nửa ngồi
Trong một cuộc phỏng vấn với bác sĩ Trương Mỹ Ngọc, thuộc Khoa Tiết niệu của Bệnh viện Đài Loan cho biết, tư thế nửa ngồi sẽ làm căng cơ sàn chậu, khiến niệu đạo không thể giãn ra hoàn toàn khi đi tiểu. Nếu càng kéo dài, cơ sàn chậu sẽ có xu hướng bị căng và co cứng. Bình thường khi đi tiểu, cơ bàng quang sẽ co lại và cơ vòng sẽ giãn ra. Trạng thái nửa ngồi xổm cũng sẽ khiến cơ vòng không được thư giãn hoàn toàn.
Bác sĩ Trương Mỹ Ngọc cho biết, một khi cơ thể hình thành thói quen đi tiểu ở tư thế nửa ngồi, theo thời gian, các cơ bàng quang và cơ vòng sẽ trở nên mất đồng bộ và phối hợp khi đi tiểu, điều này sẽ khiến phụ nữ đi tiểu chậm, tiểu ít, nước tiểu tồn đọng nhiều, có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Đồng thời tư thế này đi tiểu khó hơn so với tư thế ngồi bệt, ngồi xổm hoặc thậm chí đứng, bởi các tư thế này các cơ vùng chậu được thư giãn, sẽ dễ dàng thoát nước tiểu hơn.
Bác sĩ Trương Mỹ Ngọc gợi ý, nếu phụ nữ lo lắng về việc nắp bồn cầu bị bẩn, có thể chọn bồn cầu ngồi xổm, hoặc có thể đặt giấy vệ sinh lên nắp bồn cầu. Sau khi được ngăn cách bằng lớp khăn giấy, phụ nữ có thể yên tâm ngồi vệ sinh.
Tư thế đi vệ sinh tốt nhất
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học và các bệnh về tiêu hóa, 28 người khỏe mạnh tình nguyện dành thời gian và công sức của họ để thực hiện nghiên cứu về 3 cách đi vệ sinh sau: ngồi trên bồn vệ sinh cao, ngồi trên bồn vệ sinh tư thế thấp và ngồi xổm. Họ không chỉ ghi lại thời gian bao lâu mà còn phải ghi lại đã mất bao nhiêu công sức để thực hiện được việc đi vệ sinh. Kết quả đã đưa ra kết luận rằng ngồi xổm mất ít thời gian và công sức nhất so với hai cách còn lại.
Một chuyên gia nghiên cứu cho biết: “Chắc chắn ngồi xổm mang lại một tư thế sinh lý dễ dàng cho việc đi vệ sinh”. Nói đơn giản, nó làm đại tràng thẳng ra khi đi vệ sinh.
Khi chúng ta đang đứng, đại tràng - nơi chất thải được lưu trữ - bị đẩy lên chống lại cơ nâng hậu môn khiến việc đi vệ sinh bị khó khăn. Khi chúng ta ở vị trí ngồi xổm, và có một chút phân ở trước hậu môn, ruột kết được giữ thẳng nên không có nhiều áp lực.
Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2010 hỗ trợ ý tưởng rằng việc ngồi xổm làm tăng góc giữa hậu môn và trực tràng khi đi vệ sinh, làm giảm sự căng thẳng liên quan đến chuyển động của ruột. Khi căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh như trĩ hoặc viêm ruột thừa, có thể làm suy yếu các cơ sàn chậu giúp kiểm soát chức năng bàng quang và ruột.
Do hiện này hầu hết các gia đình đều sử dụng bồn cầu ngồi bệt nên mọi người có thể kê thêm một chiếc ghế thấp để kê chân cao hơn chút tạo thành tư thế giống như ngồi xổm, việc đi vệ sinh sẽ thuận lợi hơn.
Theo Giadinh.net.vn
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm