Chữa trào ngược dạ dày bằng đông y

Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc trào ngược dạ dày đang ngày càng tăng. Đa phần mọi người sử dụng thuốc tây y để kiểm soát triệu chứng của trào ngược. Tuy nhiên, gần đây chữa trào ngược dạ dày bằng đông y được nhiều người quan tâm và áp dụng.
19/04/2023 16:51

Quan điểm của Đông y về bệnh trào ngược dạ dày

Vốn dĩ không có bệnh danh chính cho bệnh trào ngược dạ dày trong đông y. Tuy nhiên dựa vào các triệu chứng của bệnh có thể xếp trào ngược dạ dày thuộc chứng khí nghịch trong đông y. Biểu hiện của bệnh liên quan đến một số tạng phủ chính trong cơ thể là phế – tỳ, vị – can.

Cơ chế gây bệnh trào ngược dạ dày

- Tâm lý căng thẳng, can mộc quá vượng khắc tỳ thổ. Ảnh hưởng đến công năng vận hóa thủy cốc của tỳ. Tỳ và vị có quan hệ biểu lý do vậy vị bị ảnh hưởng. Vị chủ giáng, đẩy đồ ăn thức uống đi xuống. Nhưng do bị rối loạn nên thay vì đưa đồ ăn thức uống đi xuống thì vị đẩy ngược thức ăn lên hầu họng.

- Đồ ăn thức uống không hợp, thói quen ăn uống vội vàng, thực phẩm khó tiêu… ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của tỳ vị…

- Tỳ vị hư yếu, không vận hóa được thủy cốc

Pháp chữa trào ngược dạ dày theo đông y là: Giáng nghịch; Điều hòa can - tỳ vị; Sơ can lý khí; Kiện tỳ vị; An thần.

Mỗi người bệnh trào ngược dạ dày có thể có nguyên nhân gây bệnh khác nhau, do đó pháp chữa cũng khác nhau. Chính bởi vậy không có bài thuốc cố định phù hợp với tất cả mọi người. Muốn điều trị trào ngược dạ dày bằng đông y người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kê đơn.

Chữa trào ngược dạ dày bằng đông y. Ảnh: Nội khoa Việt Nam

Chữa trào ngược dạ dày bằng đông y. Ảnh: Nội khoa Việt Nam

Một số bài thuốc chữa trào ngược dạ dày

Trong những năm gần đây, các nghiên cứu lâm sàng ngày càng tăng đã chỉ ra rằng y học cổ truyền có nhiều lợi thế hơn đối với điều trị trào ngược so với các thuốc tây như PPI, bọc niêm mạc dạ dày….

Dựa theo cơ chế gây bệnh và triệu chứng tổn thương tạng phủ, có nhiều bài thuốc, vị thuốc được đề xuất làm giảm triệu chứng.

Thể can vị bất hòa

Triệu chứng chính của bệnh: Đau vùng thượng vị, đau lan sang hai bên sườn, tức ngực; Đầy trướng bụng; Ợ hơi nhiều; Dễ cáu giận, căng thẳng, khi cáu giận căng thẳng bệnh nặng thêm.

Pháp điều trị: Sơ can giải uất, hòa vị giáng nghịch.

Đối với trường hợp này có thể sử dụng bài Sài hồ sơ can hoặc Tiêu dao tán gia thêm các vị giáng khí.

Sài hồ 10g   Xuyên khung 6g   Tô ngạnh 10g
Bạch thược 10g   Hương phụ 10g   Trần bì 10g
Chỉ xác 10g   Uất kim 10g   Huyền hồ 10g
diên hồ sách 10g   ô tặc cốt 15g   cam thảo 6g

Sắc nước uống ngày 1 tháng

Thể can vị uất nhiệt

Triệu chứng: Ợ nóng, nóng rát sau xương ức; Dễ cáu giận; Miệng khô, đắng miệng; Đại tiện táo, rêu lưỡi vàng.

Pháp điều trị: Sơ can thanh nhiệt, hòa vị giáng nghịch.

Bài thuốc: “Đan chi tiêu dao tán” kết hợp “Tả kim hoàn” gia giảm

đan bì 10g   chi tử 10g   sài hồ 10g
Bạch thược 10g   xích thược 10g   Trần bì 10g
Chỉ thực 10g   hoàng liên 6g   ngô thù du 3g
bạch truật 15g   ô tặc cốt 15g   phục linh 15g
bán hạ 10g   đương quy 10g    

Sắc uống ngày 1 thang. Uống khi ấm

Một số vị thuốc được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày

Ô tặc cốt

Ô tặc cốt có vị mặn, tính ôn. Dân gian gọi là mai mực (mực nang, mực mai, cá mực…). Thành phần ô tặc cốt chứa nhiều loại muối calci gốc carbonat, phosphat, sulfat. Chính vì vậy ô tặc cốt có tác dụng trung hòa tốt dịch vị dạ dày, giảm triệu chứng ợ chua.

Đây là vị thuốc thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày.

Cam thảo

Chiết xuất rễ cam thảo thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng khó tiêu, trào ngược axit , đau bụng và ợ chua. Thành phần chính glycyrrhetinic tạo ra vị ngọt của cam thảo có khả năng trung hòa acid dạ dày.

Trong một nghiên cứu kéo dài 30 ngày ở 50 người lớn mắc chứng khó tiêu, uống viên nang cam thảo 75 mg hai lần mỗi ngày đã giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng, so với giả dược.

Chiết xuất rễ cam thảo cũng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bao gồm trào ngược axit và chứng ợ nóng. Trong một nghiên cứu kéo dài 8 tuần ở 58 người lớn bị GERD, một liều lượng thấp axit glycyrrhetinic kết hợp với điều trị tiêu chuẩn dẫn đến cải thiện đáng kể các triệu chứng.

Một nghiên cứu khác ở 58 người lớn bị GERD ghi nhận rằng việc sử dụng rễ cam thảo hàng ngày có hiệu quả hơn trong việc giảm các triệu chứng trong khoảng thời gian 2 năm so với thuốc kháng axit thường được sử dụng.

Sài hồ bắc

Một số vị thuốc được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày. Ảnh: Nội khoa Việt Nam

Một số vị thuốc được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày. Ảnh: Nội khoa Việt Nam

Sẽ nhiều người thắc mắc vì trong công dụng của sài hồ bắc không có tác dụng chính liên quan trực tiếp đến bệnh trào ngược. Tuy nhiên, trong các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thì stress, các rối loạn lo âu thuộc nhóm các nguyên nhân chính thường gặp.

Theo y học cổ truyền, Sài hồ bắc là lựa chọn đầu tay trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến can khí uất kết, can mộc khắc tỳ thổ.

Trong các nghiên cứu y học hiện đại, sài hồ bắc có công dụng chống viêm, hạ sốt và chống độc gan, điều trị triệu chứng cảm lạnh thông thường, cúm, viêm gan, sốt rét…

- Năm 2012, nghiên cứu của Đại học Kyung Hee – Hàn Quốc cho kết quả chiết xuất sài hồ bắc có tác dụng tích cực, cải thiện tình trạng căng thẳng, rối loạn lo âu, trầm cảm.

- Năm 2014, Đại học Yo San – Hoa Kỳ nghiên cứu lâm sàng Sài hồ bắc, Long cốt có tác dụng tốt đối với chứng căng thẳng ở người.

- Năm 2020, nghiên cứu của Đại học trung y Quảng Châu thống kê các bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược ở người lớn. Trong thống kê này Sài hồ bắc xuất hiện ở 6/16 bài thuốc.

Năm 2018, một nghiên cứu trên 1444 người bệnh của Bệnh viện Y học cổ truyền Thượng Hải đưa ra kết luận liệu pháp y học cổ truyền đơn thuần tốt hơn so với các thuốc PPI hoặc các thuốc tây y khác ở các phương diện: Cải thiện, giảm các triệu chứng; Giảm tỷ lệ tái phát; Giảm các tác dụng phụ.

Một lần nữa chữa trào ngược dạ dày bằng đông y được các nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả và an toàn với người bệnh.

Ngoài phương pháp dùng thuốc, người bệnh trào ngược nên kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp và tập luyện khoa học để đạt được hiệu quả cao trong điều trị.

Theo Nội khoa Việt Nam

comment Bình luận

largeer