Chuối hột rừng mang giá trị dược liệu vô cùng nổi bật với nhiều tác dụng

Chuối hột rừng là loài thực vật mọc hoang trong tự nhiên nhưng lại mang giá trị dược liệu vô cùng nổi bật với tác dụng chữa trị sỏi thận, kích thích tiêu hóa, thanh lọc cơ thể,…
23/05/2023 17:09

Chuối hột rừng là loài cây mọc nhiều ở những vùng núi, được nhiều người biết đến như một loại dược liệu có nhiều công dụng, dưới đây là những thông tin về loài cây này:

- Tên dược liệu: Chuối hột rừng

- Tên gọi khác: Chuối rừng, chuối chát

- Danh pháp khoa học: Musa balbisiana Colla (M. brachycarpa Back)

Đặc điểm thực vật của chuối hột rừng

Chuối hột không phải loài cây hiếm gặp ở những vùng núi cao, nhưng không phải ai ở đồng bằng hay thành phố nhận biết được loại cây này với cây chuối được trồng ở nhà.

Empty

Quả chuối hột rừng có màu sắc đặc biệt

Dưới đây là đặc điểm thực vật của loài cây này:

- Cây chuối hột rừng có thân xốp cao khoảng 3m đến 5m. Đặc điểm nổi bật nhất để nhận biết chuối nhà và chuối hột rừng là mặt dưới của lá có nhiều tia kẻ.

- Hoa chuối hột rừng có màu đỏ sẫm và mọc ở ngọn cây, mà mỗi cây chỉ có khoảng 5 đến 10 nải chuối.

- Đường kính quả chuối hột rừng khoảng 4mm đến 5mm, và có chứa rất nhiều hạt màu đen.

- Hột chuối có vị chát và chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, rất có ích trong việc điều trị một số bệnh đã được các nhà nghiên cứu chứng thực.

Phân biệt chuối hột rừng và chuối nhà trồng

Không phải ai cũng dễ dàng phân biệt được chuối hột rừng và chuối nhà trồng. Để giúp bạn đọc phân biệt được tránh mua phải loại chuối hột giả đang bày bán tràn lan trên thị trường. Dưới đây là những thông tin phân biệt cụ thể:

Cây chuối hột rừng:

- Quả chuối hột rừng có kích thước nhỏ

- Khi chín sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu vàng

- Bên trong chuối có rất nhiều hột màu đen có vị rất chát.

- Về đặc điểm thân cây và lá thì chuối hột rừng có lá dài hơn thân khác hẳn với chuối nhà.

Cây chuối nhà trồng:

- Quả chuối nhà thường to có ít hạt hoặc không hạt.

- Khi chín chuối nhà có mùi thơm, vị ngọt và béo.

- Thân và lá của cuối nhà ngắn hơn chuối hột rừng.

Phân biệt các loại chuối hột rừng

Căn cứ vào vị trí địa lý mà trên nước ta có 2 loại chính gồm chuối hột rừng Tây Bắc và chuối hột rừng Tây Nguyên. Đây cũng là hai loại được sử dụng phổ biến trong ngành dược liệu bởi có những đặc điểm khác nhau:

Chuối hột rừng Tây Bắc:

- Chuối được thái thành lát mỏng mang sấy hoặc phơi khô

- Dưới dạng khô chuối có màu đỏ nâu.

- Loại này sẽ có nhiều thịt và ít hạt hơn loại mọc ở Tây Nguyên.

Chuối hột rừng Tây Nguyên:

- Để nguyên quả phơi hoặc sấy khô vì nó nhỏ.

- Sau khi khô chuối có màu đen.

- So với các loại chuối khác thì chuối mọc ở Tây Nguyên có kích thước nhỏ và có nhiều hạt hơn rất nhiều.

Phân bố địa lý của chuối hột rừng

Chuối hột thường mọc nhiều ở những vùng núi cao như Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ,.. Trong đó chuối hột rừng Tây Nguyên và chuối hột rừng Tây Bắc là hai loại được nhiều người biết đến và ưa chuộng tìm hiểu và sử dụng.

Thu hoặc và sơ chế chuối hột rừng

Chuối hột rừng trong dân gian được đánh giá cao bởi hầu hết các bộ phận từ củ, thân, lá, quả đều có những công dụng khác nhau được người dân sử dụng triệt để phục vụ những mục đích khác nhau. Vì thế những bộ phận này sẽ được người dân thu hoạch vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Với quả sẽ được thu hoạch khi vào mùa chuối chín. Sau khi thu hoạch chuối sẽ được đưa vào phục vụ tùy từng nhu cầu từ tươi, đến phơi khô, sấy khô làm thuốc. Ngoài ra, nhiều nơi còn tách riêng hạt để phơi hoặc sấy khô làm thuốc chữa bệnh.

Tác dụng của chuối hột rừng với sức khỏe con người

Chuối hột rừng là loài cây phổ biến ở Việt Nam bởi nó được đánh giá cao về mặt dược liệu, có nhiều công dụng chữa trị bệnh ở con người. Loại dược liệu này không chỉ được nền Y học cổ truyền công nhận mà cả Y học hiện đại cũng khai thác đưa vào sử dụng phục vụ rộng rãi.

Empty

Dược liệu được phơi hoặc sấy khô để dùng lâu dài

Công dụng của chuối hột rừng trong Đông Y

Trong nhiều sách từ xưa xưa đã có những ghi chép rất cụ thể, chuối hột rừng là vị thuốc phổ biến có vị ngọt, chát, tính bình, được quy vào ba kinh Tỳ-Phế-Can.

Rất nhiều ghi chép lưu truyền từ xa xưa cho thấy dược liệu này có tác dụng giải độc, lợi tiểu, thoát nhiệt, sát trùng, chữa đau bụng, lương huyết, chữa đầy bụng chướng hơi, trị sỏi tiết niệu, chữa sỏi thận, hỗ trợ chữa trị các bệnh xương khớp rất hiệu quả,..

Không những quả chuối hột có những công dụng tuyệt vời, phần thân quả cũng có thể chữa trị bệnh đái tháo đường, hay ngủ mơ nói sảng,..

Tác dụng của chuối rừng theo Y học hiện đại

Các nhà khoa học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuối rừng và đã có những khám phá rất thú vị về các thành phần hóa học, dinh dưỡng có trong loài cây đặc biệt này:

- Trong chuối có nhiều hợp chất như: serotonin, dopamin, norepinephrin

- Trong hạt có chứa các chất như: flavonoid anthocyanosid, saponin, coumarin, tanin, hợp chất uronic, rất nhiều tinh dầu, phytosterol,..

Chính những hợp chất đặc biệt trên đã giúp chuối hột rừng có những công dụng vô cùng tuyệt vời:

- Giúp hỗ trợ ổn định đường huyết ở người cao tuổi

- Hỗ trợ giảm đau vai gáy, đau mỏi chân tay

- Giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ em

- Trị nhức răng và cầm máu những vết thương

- Hỗ trợ chữa trị bệnh hắc lào

- Điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa vô cùng hiệu quả

- Tăng tiết lợi sữa sau sinh tốt, an toàn cho mẹ và trẻ sơ sinh

- Chuối hột rừng giúp hỗ trợ làm mát phổi, thải các độc tố ra khỏi cơ thể con người

- Hỗ trợ điều trị sỏi thận và sỏi bàng quang vô cùng hiệu quả.

Chuối hột rừng chữa bệnh gì và những bài thuốc hiệu quả

Chuối hột rừng là loại dược liệu phổ biến ở vùng núi, được người dân sử dụng nhiều để hỗ trợ chữa bệnh, cải thiện sức khỏe. Có rất nhiều bài thuốc chữa trị bệnh rất hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết chính xác để áp dụng. Dưới đây là những bài thuốc nổi bật của dược liệu từ núi rừng này.

Empty

Dược liệu được sử dụng lâu đời trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau

Chữa trị bệnh đường tiêu hóa

Tùy thuộc vào những triệu chứng của bệnh tiêu hóa mà bạn có những bài thuốc khác nhau đặc trị hiệu quả.

Triệu chứng đau bụng tiêu chảy:

- Nguyên liệu: Vỏ chuối hột khô thái lát mỏng khoảng 4g, nước lọc

- Chuẩn bị: Đun sôi nước lọc hãm vỏ chuối như trà bình thường.

Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống một chén, chỉ sau một ngày tình trạng đau bụng tiêu chảy sẽ được cải thiện rất nhanh chóng.

Triệu chứng kiết lỵ:

- Nguyên liệu: 20g vỏ chuối hột rừng khô, 20g vỏ quả lựu, 20g rễ cây tầm xuân, 10g búp ổi.

- Sắc tất cả dược liệu cùng với 1 lít nước trong khoảng 30 phút và uống như một lại nước trà thông thường.

Uống hằng ngày đều đặn sẽ giúp thuyên giảm tình trạng kiết lỵ.

Hỗ trợ điều trị chứng sỏi thận, sỏi bàng quang

Chuối hột rừng được ông cha ta sử dụng nhiều trong điều trị sỏi ở thận và bàng quang, dùng đúng cách sẽ giúp tán sỏi, tiêu sỏi và đào thải sỏi hiệu quả.

Empty

Chuối rừng nổi tiếng với tác dụng tán sỏi tiêu sỏi

Cách làm như sau:

- Chuẩn bị: Hạt đem phơi hoặc sấy cho khô rồi tán nhỏ thành bột mịn càng tốt.

- Cách bào chế: Sử dụng 2 lít nước lọc trộn cùng 7 thìa cafe bột hạt chuối hột rừng, đun sôi với lửa nhỏ, giữ lại khoảng ⅔ lượng nước thuốc.

Uống nước bột này đều đặn hằng ngày, duy trì trong khoảng 2 đến 3 tháng sẽ có thể loại bỏ sỏi thận, sỏi bằng quang.

Chữa đau bụng kinh

Nhiều người thắc mắc chuối rừng có tác dụng gì với phụ nữ? Đây cũng là một loại dược liệu rất tốt cho phụ nữ, giúp điều hoà kinh nguyệt ổn định, giảm các chứng đau bụng quằn quại khi đến ngày.

Cách làm:

- Nguyên liệu: 50g vỏ chuối hột rừng khô, 5g quế chi, 3g cam thảo, mật ong

- Chuẩn bị: Sao vàng vỏ chuối hột sau đó tán nhuyễn thành bột mịn. Với những dược liệu còn lại cũng tiến hành tán nhuyễn. Sau đó trộn hỗn hợp bột vào với nhau thêm mật ong rồi vo thành những viên thuốc khoảng 2g.

- Mỗi ngày uống 3 viên với nước ấm sẽ nhanh chóng đẩy lùi những cơn đau bụng kinh khó chịu.

Điều trị chứng táo bón ở trẻ em

Chuối rừng cũng là một loại hoa quả, ăn quả này còn giúp trị chứng táo bón lâu ngày ở trẻ em hiệu quả.

- Nguyên liệu: 2 quả chín tự nhiên

- Chuẩn bị: Cho chuối vào bếp lửa khoảng 5 phút khi vỏ chuối ngả sang màu đen là được.

- Bóc vỏ để chuối nguội cho bé ăn, chỉ khoảng 15 đến 20 phút là có thể đi đại tiện.

Chữa bệnh viêm loét dạ dày

- Nguyên liệu: 2 quả chuối khô

- Chuẩn bị: Tán dược liệu thành bột mịn và nhỏ.

- Pha bột với nước ấm uống hằng ngày. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt bạn cần phải hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.

Chuối hột rừng có tác dụng gì – Chữa bệnh hắc lào

Mủ của cây thuốc có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh da liễu, đặc biệt là hắc lào, lang ben.

- Nguyên liệu: 2 quả chuối tươi, vừa mới cắt trên cây xuống đang còn nhiều nhựa

- Thực hiện: Bổ đôi chuối hột, lấy phần nhựa trắng bôi lên vùng da bị hắc lào

Với cách làm này bạn cần thực hiện kiên trì hằng ngày mới có thể loại bỏ hết phần da bị hắc lào xâm lấn.

Hỗ trợ điều trị đau nhức vai gáy

Rượu thuốc chuối rừng rất được đàn ông ưa chuộng, không chỉ có tác dụng bồi bổ sức khoẻ mà dùng điều độ còn giúp làm giảm các chứng đau nhức vai gáy, xương khớp hiệu quả.

Empty

Rượu thuốc chữa đau nhức vai gáy và xương khớp từ dược liệu

Cách ngâm rượu:

- Nguyên liệu: 200g hạt khô đã tán thành bột mịn, rượu trắng nguyên chất 40 độ.

- Chuẩn bị: Cho bột vào bình ngâm đổ rượu trắng ngâm khoảng 10 đến 15 ngày.

- Mỗi ngày uống 2 lần sáng tối khoảng 15ml rượu ngâm trước bữa ăn sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

Chữa bệnh thống phong

Trong dân gian, dược liệu này được sử dụng để chữa bệnh thống phong, giảm đau, viêm sưng hiệu quả với cách sau:

- Nguyên liệu: 3g phần quả thái lát mỏng phơi khô (lấy cả vỏ và thịt quả), 4g củ ráy rừng, 2g tỳ giải, 1g khổ qua

- Chuẩn bị: Sao vàng hạ thổ các nguyên liệu trên sau đó cứ 10g sẽ đóng thành 1 gói.

- Mỗi ngày dùng 2-3 gói hãm nước uống, có thể dùng thay nước lọc càng tốt.

Cách xổ giun bằng dược liệu

Xổ giun bằng chuối hột rừng là phương thuốc phổ biến của người dân được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa, đạt hiệu quả rất tốt và lành với hệ tiêu hóa của con người.

Phương pháp này vô cùng đơn giản:

- Nguyên liệu: 1-2 quả chín cây tự nhiên

- Để bụng thật đói sau đó ăn chuối giun sẽ chui ra từ đường hậu môn.

Chữa băng huyết và chứng nôn ra máu

- Nguyên liệu: 10g dược liệu thái lát mỏng phơi khô, 20g tinh tre, 20g mốc cây cau.

- Chuẩn bị: Đem các nguyên liệu trên đốt tồn tính, sau đó tán thành bột mịn.

- Hòa bột cùng với nước ấm uống hằng ngày.

Trị chứng ho ra máu

Cách sắc nước thuốc như sau:

- Nguyên liệu: 12g dược liệu đã phơi khô, 12g thài lài tía, 12g rễ cỏ tranh, 12g tang ký sinh

- Chuẩn bị: Đem thái nhỏ tất cả các nguyên liệu trên rồi sắc với 400ml nước lọc, đến khi còn 100ml là được

- Ngày chia thành 2 lần uống, duy trì đều đặn sẽ có hiệu quả tốt.

Những lưu ý khi dùng chuối hột rừng chữa bệnh

Chuối hột rừng có nhiều công dụng chữa bệnh cho người nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất bạn cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:

- Với người bị bệnh huyết áp không nên lạm dụng uống rượu thuốc quá liều lượng bởi nó có thể gây ra tình trạng nóng trong, phản tác dụng và làm bệnh nặng hơn.

- Với những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý dạ dày cần phải thận trọng khi sử dụng rượu ngâm từ dược liệu. Nếu muốn sử dụng cần phải pha loãng rượu với nước ấm. Và chia nhỏ liều lượng ra uống hàng ngày hạn chế tối đa tác dụng phụ của rượu với dạ dày khiến bệnh chuyển biến xấu hơn

- Trong mủ của quả tươi có nhiều chất tannin, một trong những hợp chất vô cùng nguy hiểm có thể gây ngộ độc ảnh hưởng tính mạng con người. Chính vì vậy bạn nên có cách phơi chuối hột rừng đúng cách và sử dụng để được an toàn hơn.

Theo Tạp chí Đông y

comment Bình luận

largeer