Có bầu ăn lá é được không?

Lá é là gia vị thuộc họ húng quế còn có các tên gọi khác như lá hương thảo, trà tiên, húng quế lông...thường được dùng để chế biến các món ăn hấp dẫn. Nhiều người đặt ra câu hỏi có bầu ăn lá é được không?
03/12/2020 10:39

Tác dụng của lá é với sức khỏe?

Cây é hay é trắng, húng trắng, trà tiên, tiến thực, hương thảo, húng lông, húng quế lông (danh pháp khoa học: Ocimum basilicum var. pilosum) là một phân loài của húng quế, thường được biết đến với hạt (thực chất là quả) dùng để nấu chè hoặc pha đồ uống giải khát, và thân cành được sử dụng làm rau gia vị hoặc vị thuốc tron các bài thuốc dân gian.

Theo Đông y, lá é có tác dụng trị các bệnh như: chữa đau bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, cảm, cúm, sốt, đau đầu, viêm lợi, chảy máu chân răng, tưa lưỡi, viêm bàng quang… Và đặc biệt, loại rau này có mùi thơm giữa chanh và sả.

Cây É còn là một loại rau gia vị thơm, ngon nên ngày xưa dùng để tiến vua nên còn có tên là tiến thực. Thân và lá É có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, lợi thấp, tán ứ, chỉ thống…

Tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, đặc biệt ở Phú Yên, lá é là món rau đặc sản được người dân ăn thường xuyên. Những món ăn phổ biến ở đây như lẩu gà lá é, lá é giã nguyễn với muối để ăn cùng cơm nóng và làm gia vị chấm các món hải sản, thịt nướng.

Bất kì ai đến với vùng đất Phú Yên đều ấn tượng với món lẩu gà lá é nhờ mùi và hương vị đặc trưng của lá é, khi kết hợp với thịt gà và ớt xiêm xanh.

Albahaca

Có bầu ăn lá é được không?

Vì đây là cây gia vị đặc trưng, khi chế biến thành các món ăn rất hấp dẫn nên nhiều người yêu thích. Và cũng có nhiều người thắc mắc bà bầu có ăn được lá é không?

Lá é là loại rau gia vị có mùi thơm, vị cay, tính nóng ấm nên có tác dụng hoạt huyết. Bởi vậy, phụ nữ mang bầu không nên ăn nhiều lá é vì có thể gây động thai.

Nếu muốn làm món ăn tăng thêm hương vị thì chỉ nên dùng vài lá và không ăn thường xuyên.

33

Những loại rau thơm khác bà bầu không nên ăn

1. Rau bạc hà

Loại rau này có lá xoăn, ăn thơm lắm nên nhiều mẹ rất thích. Tuy nhiên, suốt 9 tháng thai kì chị em nên tránh xa nó nhé! Rau bạc hà (kể cả tinh dầu bạc hà) đều có khả năng kích thích chảy máu kinh nguyệt, co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai. Mẹ bầu nên hạn chế ăn càng ít càng tốt.

2. Rau răm

Các mẹ ăn uống hàng ngày sẽ thấy nhiều món có rau răm lắm, từ miến, cháo, gỏi, nộm và nhất là ăn trứng vịt lộn. Mặc dù vị cay, tính ấm của rau răm có tác dụng chữa bệnh nhưng hoàn toàn không tốt đối với bà bầu. Nếu các mẹ ăn nhiều rau răm sẽ gây co bóp tử cung mạnh, thậm chí dẫn đến sẩy thai. Đặc biệt là đừng ăn nó trong 3 tháng đầu thai kỳ nhé, đây là giai đoạn nhạy cảm có nguy cơ "mất con" cao nhất mà các mẹ cần cẩn thận.

3. Ngải cứu

Cho đến giờ, một số người vẫn cho rằng: Ngải cứu là món an thai! Tuy nhiên, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu ăn quá nhiều ngải cứu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung. Hậu quả là dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Tốt nhất, mẹ bầu hãy hạn chế ăn ngải cứu, nhất là trong 3 tháng đầu mang thai.

Chú ý: Ngải cứu không gây kích thích tử cung nếu sử dụng ít (1-2 lần trong tuần), nhưng nếu sử dụng ngải cứu thường xuyên sẽ làm thai nhi bị nhiệt, có thể dẫn đến hiện tượng thai chết lưu.

4. Tỏi

Từ trước đến nay, tỏi vốn được xem giống như một loại thuốc kháng sinh tuyệt vời giúp con người phòng tránh bệnh tật. Thế nhưng, đối với bà bầu thì ngược lại. Ăn nhiều tỏi gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ như: Ợ nóng, đau bụng, chảy máu khi mang thai,… Vì vậy, đây cũng là gia vị nằm trong danh sách cần hạn chế nha các mẹ.

Khánh Hà (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer