Cô gái 30 tuổi bị chẩn đoán ung thư ruột: Nguyên nhân hóa ra là thói quen ăn các loại thực phẩm "độc bảng A"

Bác sĩ cho biết, dù Tiểu Trương không hề có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư ruột, nhưng thói quen xấu đã khiến cô mắc căn bệnh này.
26/09/2020 20:46

 

"Con gái tôi mới 30 tuổi. Nó hoàn toàn khỏe mạnh, vì sao nó lại có thể mắc ung thư ruột được chứ?", nhìn thấy cô con gái Tiểu Trương nằm yếu ớt trên giường bệnh, người mẹ già không thể kìm được nước mắt mà bật khóc thảm thiết.

Là người trực tiếp điều trị cho Tiểu Trương, bác sĩ Đới Hiểu Vũ (trưởng khoa phẫu thuật hậu môn trực tràng tại Bệnh viện thứ hai Ninh Ba) cho biết dù Tiểu Trương không hề có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư ruột, nhưng thói quen xấu đã khiến cô ấy mắc căn bệnh này.

Cô gái trẻ 30 tuổi đã mắc ung thư ruột

Theo thông tin do nhiều trang tin tức nổi tiếng Trung Quốc đăng tải, cô gái Tiểu Trương sống tại quận Ngân Châu, Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô gái trẻ này làm việc trong một công ty thương mại nước ngoài vì vậy thường xuyên phải ra ngoài tiếp khách.

Mỗi khi ra ngoài ăn tối cùng khách hàng, món ăn thường xuyên của cô là thịt nướng. Theo lời Tiểu Trương, cô là một "fan cuồng" của các món thịt, đặc biệt là các món ăn thịt tẩm ướp còn rau và trái cây thì rất hiếm khi ăn

Từ đầu năm 2020 đến nay, Tiểu Trương thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là cảm giác đau bụng dưới âm ỉ, kèm theo sưng tấy, tần suất đại tiện cũng tăng lên, thường là 3 hoặc 4 lần/ngày, thỉnh thoảng thấy có máu trong phân. Vì bận rộn với công việc và nghĩ mình còn trẻ, Tiểu Trương cho rằng mình bị bệnh trĩ nên đã tự mua thuốc để điều trị.

photo-1-1601105800988580476400

Vài tháng gần đây, tình trạng đại tiện ra máu của cô gái trẻ càng trở nên trầm trọng, số lần đi vệ sinh trong ngày cũng tăng lên 7-8 lần/ngày. Vài ngày trước, Tiểu Trương bị ngất xỉu ngay tại công ty nên đã được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện.

Sau khi tỉnh lại, cô gái nói cho bác sĩ về những thay đổi trong cơ thể mình suốt thời gian dài qua. Linh tính phần đại trực tràng của bệnh nhân có vấn đề, bác sĩ Đới Hiểu Vũ đã nội soi cho cô và phát hiện có một khối u cứng. Dựa trên gần 30 năm kinh nghiệm lâm sàng và kết quả sinh thiết, bác sĩ chẩn đoán đây là khối u ung thư. Nghe kết luận từ bác sĩ, cô gái trẻ sốc đến mức không thể đứng vững.

Vì sao không có tiền sử gia đình, Tiểu Trương vẫn mắc bệnh ung thư ruột?

Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh của Tiểu Trương, bác sĩ Đới Hiểu Vũ cho biết, những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng có thể kích thích sự xuất hiện của các khối u.

Về cơ bản, Tiểu Trương thường xuyên thực hiện những thói quen tai hại sau:

- Ngồi quá lâu:

Theo lời kể của gia đình, Tiểu Trương dành rất nhiều thời gian trong ngày để làm việc. Bác sĩ đánh giá đây chính là một thói quen gây ung thư bởi khi ngồi nhiều, nhu động ruột của con người sẽ suy yếu và hoạt động chậm lại. Một số thành phần độc hại trong phân, bao gồm chất gây ung thư bị tồn đọng lâu trong ruột kết, kích thích niêm mạc ruột.

Đồng thời, ngồi cũng gây ra tình trạng lưu thông máu kém ở vùng bụng, làm suy giảm chức năng miễn dịch của ruột, làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.

- Ăn nhiều thực phẩm độc hại

Bố mẹ của Tiểu Trương không hề có tiền sử mắc bệnh ung thư ruột, cô cũng không hề nghiện thuốc lá, không uống rượu nhưng lại có một sở thích ăn uống rất đặc biệt. Từ nhỏ, Tiểu Trương đã thích ăn các món chiên rán như khoai tây chiên, gà rán, thịt hun khói, thịt nướng...

Bác sĩ Đới Hiểu Vũ cho biết, những thực phẩm mà Tiểu Trương thích là các thực phẩm "độc bảng A", chúng không chỉ chứa nhiều các axit béo bão hòa mà còn chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene và nitrosamine.

Ung thư đại trực tràng (ruột) giai đoạn đầu rất dễ bị chẩn đoán nhầm thành bệnh trĩ

"Nếu Tiểu Trương đến bệnh viện sớm hơn, có lẽ tình trạng của cô ấy đã không nghiêm trọng như vậy", bác sĩ Đới Hiểu Vũ nói.

Trong những năm công tác, bác sĩ đã gặp nhiều bệnh nhân lầm tưởng giữa bệnh trĩ và bệnh ung thư trực tràng, kết quả là bỏ qua thời điểm vàng để thăm khám và điều trị.

photo-1601038692536-1601038692838427040718

Theo bác sĩ:

- Chảy máu do trĩ nội sẽ không gây đau đớn, đa số chảy máu dạng giọt, dạng sợi chỉ, một số có vết máu dính trên giấy vệ sinh, màu chủ yếu là đỏ tươi.

- Chảy máu do ung thư đại trực tràng có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm tùy thuộc vào khoảng cách giữa vị trí khối u và hậu môn. Máu thường lẫn trong phân. Khác với bệnh trĩ, ung thư đại trực tràng thường tiết dịch nhầy, phân lỏng và nhỏ khi đi đại tiện, người sút cân nhanh chóng.

Bác sĩ Đới Hiểu Vũ cho biết, ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu nhìn chung không có triệu chứng cụ thể, chủ yếu bao gồm thay đổi thói quen đại tiện, tiêu chảy, táo bón, đại tiện không hết, phân biến dạng, nhầy, đau bụng... Một số ít bệnh nhân ở giai đoạn muộn cũng sẽ bị đau, sụt cân và thậm chí là cơ thể suy kiệt. Hoặc các triệu chứng toàn thân như sụt cân, thiếu máu, mệt mỏi, sốt nhẹ.

Bác sĩ Đới Hiểu Vũ nhắc nhở, hầu hết bệnh nhân ung thư đại trực tràng thường đều chẩn đoán nhầm là trĩ giai đoạn đầu và tự mua thuốc uống khiến bệnh tình trầm trọng hơn. Vì vậy, bệnh nhân có các triệu chứng tương tự phải đến các bệnh viện lớn để khám và điều trị sớm. Trong quá trình bác sĩ thăm khám, bệnh nhân cần nói rõ cho bác sĩ biết các triệu chứng của bản thân để có kết quả chính xác nhất.

Theo Tổ quốc

comment Bình luận

largeer