Có kinh nguyệt uống trà xanh được không?
Có kinh nguyệt uống trà xanh được không?
Tới kỳ kinh nguyệt hemoglobin, protein huyết tương trong máu tương đối cao, vì vậy phụ nữ sau kỳ kinh sẽ mất khá nhiều sắt vì vậy nên bổ sung sắt.
Trà xanh có chứa tới hơn 30% axit tannic, chất này dễ kết hợp với sắt tạo kết tủa, tiêu hao vitamin B trong cơ thể và gây cản trở sự hấp thu của đường ruột. Có kinh nguyệt uống trà xanh sẽ khiến ngực tức nhiều hơn và cảm xúc bất ổn khiến chị em phụ nữ thêm mệt mỏi.
Có kinh nguyệt uống trà xanh được không? Axit tannic trong trà xanh khi kết hợp với sắt sẽ làm tiêu hao vitamin B trong cơ thể
Lượng vitamin B bị tiêu hao được lưu trữ trong cơ thể dẫn đến tổn hại quá trình chuyển hóa carbohydrate. Vì vậy không nên uống trà xanh trong ngày đèn đỏ.
Bà Deepshikha Agarwal - chuyên gia dinh dưỡng người Mumbai, Ấn Độ cho biết: "Phụ nữ uống trà xanh trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ có những tác động tiêu cực tới sức khỏe. Đặc biệt, hợp chất polyphenol có trong trà xanh khiến cơ thể không hấp thụ được chất sắt". Vì vậy, nếu chị em phụ nữ uống quá nhiều trà xanh vào những ngày đèn đỏ sẽ gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt do thiếu sắt, thiếu máu gây ra.
Phụ nữ có kinh nguyệt uống trà xanh sẽ có những tác động tiêu cực đến sức khoẻ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác động tiêu cực của trà xanh tới sức khỏe của chị em phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt. Thay vì uống trà xanh đều đặn mỗi ngày, chị em nên điều chỉnh lượng trà xanh trong thời kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, cần tăng cường ăn các loại thưc phẩm giàu chất dinh dưỡng trong suốt thời kỳ kinh nguyệt như bông cải xanh, rau bina, gan heo...
Những sai lầm khi uống trà xanh
Trà xanh là loại thức uống phổ biến được nhiều chuyên gia sức khoẻ khuyên dùng thay thế cho cho đồ uống năng lượng, cà phê. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trà xanh có tác dụng đốt cháy chất béo, bảo vệ sức khoẻ tim mạch, làm chậm quá trình lão hoá và ngăn ngừa chứng hơi thở hôi.
Tuy nhiên, uống quá nhiều trà xanh cũng không tốt và cần biết uống vào thời điểm nào. Nếu uống trà xanh sai cách có thể dẫn đến những tác dụng phụ khó lường.
Uống quá nhiều trà xanh
Với 1 - 2 chén trà xanh mỗi ngày sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể nhưng nếu uống quá nhiều sẽ tác động tiêu cực đến gan. Thậm chí, uống quá nhiều có thể dẫn đến những nguy cơ rối loạn tiêu hoá, đau đầu, rối loạn giấc ngủ...
Có kinh nguyệt uống trà xanh được không? Không nên uống quá nhiều trà xanh
Uống trà xanh khi đói
Chất caffeine trong trà xanh đem lại sự tỉnh táo tăng cường hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, uống trà xanh khi đói có thể lầm tăng nồng độ axit trong dạ dày, gây đau dạ dày, buồn nôn và táo bón.
Uống trà xanh sau khi ăn trưa
Nhiều người có thói quen uống trà xanh sau bữa ăn nhưng thực tế, đây là thói quen làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Không uống trà xanh sau bữa ăn trưa
Chất dinh dưỡng được hệ tiêu hoá chuyển hoá sau bữa ăn có thể bị pha loãng nếu dùng trà xanh ngay. Chất catechins trong trà xanh có thể làm giảm sự hấp thụ sắt từ thực phẩm, làm tăng nguy cơ thiếu máu. Nên duy trì thời gian dùng trà xanh sau bữa ăn trưa ít nhất 1 tiếng.
Uống trà xanh trước khi ngủ
Không nên uống trà xanh trước khi ngủ vì lượng caffeine trong trà xanh gây căng thẳng, dẫn đến mất ngủ.
Dùng túi lọc trà. Ngày càng nhiều loại trà túi lọc tiện dụng quảng cáo từ chiết xuất từ trà xanh nguyên chất, tuy nhiên, đây chưa hẳn là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe, bởi túi trà lọc thường được trộn lẫn bởi nhiều nguyên liệu không đảm bảo kèm thêm chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
Có kinh nguyệt uống trà xanh được không? Không uống trà xanh trước khi đi ngủ tránh căng thẳng mất ngủ
Lạm dụng trà xanh
Uống trà xanh được biết là tốt cho sức khỏe, tuy nhiên một trong những tác dụng của trà xanh là lợi tiểu có thể gây ra hiện tượng mất nước. Vì vậy, nên uống nhiều nước hơn thay thói quen uống trà xanh mỗi ngày.
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), mỗi người chỉ nên uống từ 2 - 3 cốc trà xanh mỗi ngày, tương đường với 100 - 750mg chiết xuất trà xanh. Tốt nhất nên uống trà xanh hữu cơ được hãm bằng nước sôi trong khoảng thời gian từ 15 - 17h chiều.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm