Có nên đeo băng rốn cho trẻ sinh
Có nên đeo băng rốn cho trẻ sơ sinh
Khi chào đời, phần rốn của trẻ không rụng ngay như nhiều người nghĩ. Chúng là bộ phận tiếp nhận dưỡng chất từ của trẻ từ trong bụng mẹ. Sau khoảng 7 đến 10 ngày thì rốn mới có thể rụng đi. Sau 15 ngày rốn mới lành hẳn. Có thể nói, rốn là một vết thương hở của trẻ. Nếu như bạn không chăm sóc chúng kỹ càng có thể tạo tiền đề cho vi khuẩn xâm nhập một cách dễ dàng và gây ra nhiều hậu quả khôn lường.

Có nên đeo băng rốn cho trẻ sinh .Hãy đeo băng rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách
Việc đeo băng rốn cho trẻ sơ sinh là khá cần thiết khi chúng là thứ sẽ hộ trợ bạn trọng việc bảo vệ vết thương hở này tránh khỏi các vi khuẩn bên ngoài. Việc tiếp theo đó là băng rốn sẽ giúp phụ huynh phát hiện ra những thay đổi của rốn, hay biểu hiện bất thường để có phương án cứu chữa kịp thời.
Một lưu ý khi đeo băng rốn cho trẻ sơ sinh đó là không nên băng rốn quá kỹ (bịt kín vết thương) cho trẻ. Việc đó tạo ra môi trường ẩm thấp khiến vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở hơn, chưa kể đến việc bố mẹ không thể phát hiện những chuyển biến xấu như bưng mủ, máu phần rốn non nớt của trẻ.
Các đeo băng rốn cho trẻ sơ sinh
Thời gian thích hợp để đeo băng rốn cho trẻ sơ sinh là sau khi tắm. lúc mà các vi khuẩn gây bệnh đã bị “đuổi đi”, cơ thể của bé cũng ít vị viêm nhiễm hơn. Trước khi thay và đeo băng rốn cho trẻ hãy rửa tay bằng cồn 70 độ.
Những vật dụng cần chuẩn bị cho lúc băng rốn cho trẻ là: bông băng, gạc vô trùng, băng dính y tế, tăm bông vô trùng và cồn 70 độ.
Sau khi rửa tay thì tháo phần băng rốn cũ một cách nhẹ nhàng. Kiểm tra xem chúng có mùi bất thường không, phần rốn có bị bưng mủ máu hay chảy máu không… Nếu có hãy đưa bé tới gặp các bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp.
Dùng bông tăm nhúng nước sôi để nguội rồi bắt đầu làm sạch rốn cho bé. Bạn có thể nhúng bông vào cồn 70 độ. Sau sạch rốn từ phần chân tới ngọn, sau đó thấm khô bằng bông sạch.
Bạn cũng nên nhớ sát trùng vùng quanh rốn (5 cm) bằng cồn 70 độ rồi sau đó để hở hay băng lại bằng gạc mỏng. Khi cuốn tã cho bé nên tránh vùng rốn để không bị kín hay viêm nhiễm.

Có nên đeo băng rốn cho trẻ sinh. Băng rốn cho trẻ sơ sinh cần cẩn thận và sạch sẽ
Lưu ý khi đeo băng rốn cho trẻ sơ sinh
- Chỉ sử dụng băng rốn trẻ sơ sinh chuyên dụng để chăm sóc vùng rốn cho trẻ. Không được quấn quá dày hay quá chặt khiến cho vết thương hở này xấu đi.
- Khi cho bé dùng tã phải mặc chúng dưới rốn. Ngoài ra không được để nước tiểu hay chất thải dấy lên vùng rốn chưa khô.
- Cho bé mặc quần áo thoải mai và không bó sát.
- Không dùng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng để bôi tùy tiện lên bé.
- Khi thấy rốn bé bị sưng đỏ, rỉ dịch hôi, chảy máu hay mưng mủ, chồi hạt mọc trong, rốn quá lâu không rụng phải đưa bé tới các cơ sở y tế để khám chữa.
Hi vọng những thông tin về đeo băng rốn cho trẻ sơ sinh trên hữu ích cho bạn đọc.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am