Có thể dùng lá dứa để điều trị bệnh tiểu đường không?

Lá dứa hay còn gọi là lá nếp, là một loại lá vô cùng quen thuộc đối với mọi người. Ngoài việc được dùng để ntạo màu sắc hương vị cho món ăn thì lá dứa còn được dùng để điều trị một số loại bệnh. Vậy lá dứa có dùng để điều trị bệnh tiểu đường không? Nếu có thì dùng như thế nào?
23/03/2021 10:13

Lá dứa là gì?

chua_benh_tieu_duong_bang_la_dua2

Lá dứa là loại lá còn có tên khác là lá nếp, lá dứa thơm, cây cơm nếp. Đây là một loại cây có nhiều tác dụng vừa trị bệnh lại còn có thể sử dụng làm gia vị nấu ăn. Lá dứa có thể dùng để nấu chè, nấu xôi và nó còn một tác dụng tuyệt vời là điều trị tiểu đường tuýp 2. Lợi ích má lá dứa đem lại là vô cùng quan trọng, chúng còn được ghi lại trong những cuốn y thư cổ của Thiền sư Tuệ Tĩnh. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn lầm tưởng lá dứa và lá của cây dứa là hai lá giống nhau. Không phải vậy, hai loại lá này khác nhau cả về hình dáng lẫn công dụng.

Lá dứa có thể điều trị bệnh tiểu đường như thế nào?

Trước khi chúng ta bàn về công dụng điều trị tiểu đường như thế nào? Chúng ta cần phân biệt rõ lá dứa và lá của cây dứa. Lá dứa là loại lá còn có tên là lá nếp, là loại thảo mộc khá nổi tiếng ở các nước Đông Nam Á. Không như lá của cây dứa cứng cáp và gai nhọn. Lá dứa điều trị bệnh tiểu đường là loại lá có hình dáng thon, dài như lưỡi gươm và chụm lại ở gốc nhìn như một nan quạt.

Ngoài ra, lá dứa có màu xanh mướt cộng với một mùi hương đặc trưng nên loại lá này còn được ứng dụng rộng rãi trong ẩm thực và chữa bệnh. Theo như nghiên cứu tại tại Indonesia cho hay, khi sử dụng dịch chiết từ lá dứa sẽ có tác dụng giảm đi lượng đường huyết cũng như giảm khả năng kháng lại insulin ở chuột béo phì. Riêng với chuột khỏe mạnh bình thường thì sau khi sử dụng nước lá dứa sẽ làm giảm lượng đường huyết sau ăn thông qua ức chế enzyme alpha glucosidase và luôn giúp thúc đẩy hoạt động của insulin.

Vậy có nên sử dụng lá dứa để điều trị bệnh tiểu đường hay không?

1234-1573786711-9848-1573786849

Đúng là lá dứa có công dụng tuyệt vời trong việc kiểm soát mức đường huyết. Tuy nhiên tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không nên chỉ sử dụng lá nếp để chữa bệnh tiểu đường thay cho thuốc chuyên dùng. Nếu khi thăm hỏi ý kiến từ bác sĩ thì bạn có thể sử dụng lá dứa để tăng thêm khả năng chữa trị bệnh. 

Cách sử dụng lá dứa hợp lý

Lá dứa khi mua về cần được rửa sạch và để ráo nước. Nếu như kỹ hơn thì bạn có thể rửa lá nếp với nước muối loãng rồi sau đó rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn. Tiếp theo bạn hãy mang lá đã sạch sẽ đêm vào nồi nước nấu. Nấu tới khi nước sôi thì bạn giảm lửa cho tới lúc mà nước trong nồi xuất hiện màu xanh thì hãy tắt bếp và chắt lấy nước đó để sử dụng. Ngoài cách này, bạn có thể sử dụng lá dứa để nấu cơm hoặc nấu xôi. Dù có sử dụng cách nào để chế biến lá dứa, thì bạn cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng nhé.

Công dụng khác của lá dứa?

Ngoài công dụng điều trị đường huyết, lá dứa còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp, giảm đau do viêm khớp, giảm lo âu, căng thẳng, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Đối với bệnh nhân cao huyết áp và tiểu đường luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. May mắn là lá nếp hay lá dứa có khả năng hấp thụ cholesterol máu, bảo vệ người bệnh khỏi chứng cao huyết áp và xơ vữa động mạch. Khi sử dụng lá dứa còn giúp thúc đẩy tâm trạng nhờ vào hàm lượng tannin dồi dào sẽ xua tan căng thẳng. 

Không những vậy, ngày xưa ông cha ta hay sử dụng lá dứa để nhai nhằm khử hôi miệng. Khi nhai lá dứa sẽ giúp hơi thở thơm tho. Còn với tác dụng giảm đau khớp nhờ vào sự kết hợp của dầu dừa và lá dứa. Lợi ích này thực chất đến từ các hoạt chất alkaloid và glycosides có tác dụng chống viêm hiệu quả.

Thu Hằng

comment Bình luận

largeer