Bệnh thủy đậu nên tắm lá gì?

Thời tiết nồm ẩm khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh, dễ gây ra các bệnh lý có thể phát triển thành dịch. Đặc biệt là bệnh thủy đậu. Theo cách chữa dân gian, nhiều loại lá tắm sẽ khiến bệnh thuyên giảm và khỏi nhanh hơn.
16/03/2021 15:50

Thủy đậu là bệnh gì?

Theo các nhà khoa học, khi thời tiết nồm ẩm là thời điểm lớn nhất khiến dịch thủy đậu bùng phát. Đây là căn bệnh gây ra bởi Varicella Zoster thuộc họ Herpesviridae

Trả lời trên báo chí, bác sĩ Trương Hữu Khanh nhận định: "Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm virus gây bệnh thủy đậu, đặc biệt là trẻ em. Đối với người lớn, tỷ lệ mắc thủy đậu thấp hơn nhưng vẫn có nhiều ca biến chứng nặng, thậm chí gây tử vong do không có kiến thức phòng ngừa và điều trị bệnh".

thuy dau

Hình minh họa.

Theo đó, bệnh thủy đậu bội nhiễm là hiện tượng nốt thủy đậu mưng mủ, ngứa, đau và lâu lành. Trước khi phát ra các nốt mọc xuất hiện trên da, chúng có thời gian ủ bệnh khoảng từ 10-20 ngày không có dấu hiệu, sau đó bệnh khởi phát kèm theo các dấu hiệu sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Ở một số người còn có biểu hiện nổi hạch sau tai và viêm họng. Đến giai đoạn phát bệnh toàn diện, người bệnh sẽ sốt cao, chán ăn, nổi nốt đỏ kèm bọng nước với kích thước 1-3mm trên các vùng da và cả trong miệng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn.

Đây là căn bệnh cần phải chú ý vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm thanh quản, viêm tai, thậm chí viêm não và có thể đe dọa đến tính mạng. Người mắc thủy đậu nếu không chăm sóc cẩn thận có thể bị nhiễn khuẩn, lở loét da, tạo sẹo ở các nốt mụn gây mất thẩm mỹ.

Theo dân gian, nếu người nào mắc bệnh thủy đậu phải đặc biệt tuân thủ kiêng gió và nước vì có thể khiến bệnh nặng hơn. Do đó, tuyệt đối không được tiếp xúc với nước và càng không nên tắm. Tuy nhiên, đây là một quan niệm dân gian, không có căn cứ khoa học.

Theo các chuyên gia y tế, thủy đậu là bệnh gây ra bởi virus với đặc trưng là các ban dạng phỏng nước mọc khắp cơ thể gây ửng đỏ, ngứa rát. Vì thế, nếu không vệ sinh cơ thể sạch sẽ và kiêng tắm sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc vệ sinh da đóng vai trò hết sức quan trọng và cách thực hiện đúng cách để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tắm lá gì để thủy đậu nhanh khỏi?

la khe

Lá khế: Theo y học cổ truyền, lá khế có vị chát, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt do nhiệt huyết. Do đó, khi bị thủy đậu, người bệnh có thể dùng lá khế đun nước để tắm nhưng chỉ khi nốt thủy đậu mới mọc. Không tắm khi mụn đã vỡ hoặc có vết thương hở.

Lá kinh giới: Loại lá này có chứa nhiều dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết đối với da, có tác dụng làm mát da, thanh lọc và giải độc cơ thể. Tắm nước lá kinh giới giúp người bệnh nhanh khỏi, nốt mụn thủy đậu chóng khô và bong vảy.

la muop dang

Lá mướp đắng: Lá mướp đắng giúp giải độc, giải nhiệt cơ thể, giúp da tránh bị mụn nhọt hay được các mẹ đun nước để tắm cho trẻ nhỏ. Với người bệnh thủy đậu, tắm lá này cũng giúp giảm bớt tình trạng ngứa, giúp vết thủy đậu nhanh chóng khỏi.

Lá chè xanh: Chè xanh rất tốt đối với người mắc thủy đậu. Chúng có tác dụng làm sạch da, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và kháng khuẩn cho vùng da nhiễm virus. Trong lá chè xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết. Những thành phần này có thể ức chế sự bùng phát của virus, giảm nguy cơ bội nhiễm và phục hồi tổn thương da.

Lưu ý: Khi sử dụng các loại lá trên cần phải rửa sạch lá trước khi đun nước tắm. Nếu có bất thường xảy ra, ngưng sử dụng lá tắm và đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Minh Anh (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer