Công dụng chữa bệnh của cây bình bát
Trái bình bát chín hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa
Được biết, trái bình bát chín không chỉ chứa nhiều vitamin C, giúp chống oxy hóa mà còn chứa nhiều loại vitamin khác như vitamin A, vitamin B6, Magie, chất xơ… nên giúp lợi tiểu và cải thiện sức khỏe.
Đặc biệt, theo kinh nghiệm dân gian, ăn bình bát chín còn giúp cải thiện bệnh khí hư cũng như một số bệnh phụ khoa khác (mỗi ngày ăn một trái chín là đủ, không nên lạm dụng). Cách ăn: gọt vỏ, dầm với đường và nước đá.
Trái bình bát non hỗ trợ điều trị tiểu đường
Cách dùng: Hái trái bình bát non, đem rửa sạch, xắt mỏng ra rồi phơi khô để dùng dần. Mỗi ngày, lấy 1g bình bát, cho vào ly, đổ nước sôi vào, để nguội và uống như trà.

Cây và trái bình bát (Ảnh: Caythuoc.org)
Hạt bình bát ăn được không?
Hạt bình bát có độc, tuy nhiên, nếu nuốt nguyên hạt thì không sao (dân gian ta, khi ăn bình bát chín cũng thường nuốt hạt). Tuy nhiên, nếu được thì bạn nên nhả hạt, như thế sẽ tốt cho cơ thể hơn.
Bên cạnh đó, trẻ nhỏ và người có hệ tiêu hóa bị tổn thương thì không nên nuốt hạt bình bát (vì sẽ dễ bị mắc nghẹn hoặc tổn hại đến dạ dày).
Được biết, hạt bình bát có lớp vỏ khá cứng. Vì vậy, khi bạn nuốt nguyên hạt vào thì nó sẽ không bị tiêu hóa (vẫn còn nguyên vẹn khi thải ra). Vì vậy, mặc dù bên trong hạt có độc nhưng khi chúng ta nuốt nguyên hạt thì vẫn an toàn.
Tuy nhiên, nếu là trẻ nhỏ, nếu lỡ cắn nát hạt bình bát và nuốt thì sẽ dễ bị ngộ độc. Vì vậy, nếu phát hiện trẻ nhai nhầm hạt bình bát thì bạn cần đưa đến bệnh viện để xử lý kịp thời.
Trường hợp hiếm hoi: Nếu nuốt hạt bình bát và bị mắc nghẹn trong cuống họng thì cần nhanh chóng xử lý, cố gắng nuốt vào hoặc nhả ra ngoài, nếu không sẽ gây khó thở, rất nguy hiểm…
Hạt bình bát có công dụng gì?
Theo kinh nghiệm dân gian, có thể lấy hạt bình bát giã nát, nấu với nước, để nguội rồi gội đầu hoặc ngâm quần áo (để trừ mạt, chí (chấy), rận…).
Cách dùng bình bát điều trị lao phổi
Theo kinh nghiệm dân gian, có 2 cách dùng bình bát điều trị lao phổi, đó là:
Dùng thân (thường dùng hơn): Lấy thân cây, chặt thành các lát mỏng rồi phơi khô. Mỗi lần dùng, lấy từ 10 – 20g (theo hướng dẫn của thầy thuốc), nấu lấy nước uống trong ngày.
Dùng lá: Hái lá bình bát (khoảng 1 nắm) rồi rửa sạch, sau đó cắt thành các sợi nhỏ rồi cho vào nồi, nấu cùng 1,5 lít nước. Lưu ý: Khi nấu cần lấy đũa dìm các sợi lá xuống nước và nấu bằng lửa nhỏ. Khi thấy nước sắc lại còn 1 chén, ta tắt lửa và chắt nước ấy ra, chia thành hai lần uống trong ngày (uống sau bữa ăn).
Lưu ý
Cây bình bát được nói đến trong bài viết này là dạng thân gỗ, có tên khoa học là Annona glabra, không phải dạng dây leo như bầu bí.
Mủ của cây bình bát có độc, vì vậy, khi tiếp xúc cần lưu ý, tránh để nhựa ấy bắn vào mắt, vào da (gây kích ứng, ngứa…). Và nếu không may bị nhựa bình bát văng vào người thì hãy dùng nước chanh để rửa.
Các nghiên cứu về cây bình bát
Cây bình bát thường được y học cổ truyền dùng làm thuốc, trong đó, có nơi còn dùng điều trị ung thư.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chiết xuất cồn từ lá và hạt bình bát có tác dụng chống lại các dòng tế bào bệnh bạch cầu nhạy cảm với thuốc (CEM) và đa kháng thuốc (CEM/VLB).
Bên cạnh đó, một kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy, chiết xuất etanolic phân đoạn từ lá bình bát có chứa các chất giúp chống loại ung thư biểu mô vú ở người (MCF-7) và ung thư biểu mô tuyến tụy (PACA-2) ở người.
Tuy nhiên, hai nghiên cứu trên đây chỉ là các kết quả bước đầu và chúng ta vẫn cần nhiều công trình nghiên cứu thực tiễn, chuyên sâu hơn trước khi đưa vào áp dụng.
Theo Caythuoc.org

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm