Công dụng chữa bệnh của cây bóng nước
Trong y học cổ truyền, hoa bóng nước còn được gọi là phụng tiên hoa và hạt của cây còn được gọi là cấp tính tử. Ngoài ra, cành, lá và rễ cây cũng được dùng làm thuốc.
Cây bóng nước (móng tay) có tác dụng gì?
Vào mùa hạ, người ta thu lấy hoa, thân và cành cây đem phơi khô (nếu thu hạt thì đợi quả già, đem phơi khô rồi đập lấy hạt, sau đó sàng lọc và phơi lại cho khô hẳn).
Lưu ý:
- Phụ nữ mang thai hoặc đang bị rong kinh không được dùng.
- Ba loại thường dùng làm thuốc là loại hoa đỏ, hoa trắng và hoa hồng.

Cây bóng nước. Ảnh: Caythuoc.org
Hoa bóng nước
Theo y học cổ truyền, hoa của cây có vị ngọt, tính ấm, hơi độc và có các công dụng như:
- Hoạt huyết (dùng trong trường hợp ứ huyết do đòn ngã tổn thương).
- Giúp thông kinh nguyệt, điều trị bế kinh.
- Giúp giảm đau.
- Điều trị viêm khớp do phong thấp.
Cách dùng: Mỗi ngày lấy từ 3 – 6g hoa khô, nấu lấy nước uống.
Cành lá
Cành và lá cây bóng nước có vị cay đắng, tính ấm và có nhiều công dụng như:
- Khư phong, tiêu thũng.
- Hoạt huyết, giảm đau.
- Điều trị đau khớp xương do đòn ngã tổn thương và do phong thấp.
- Điều trị tràng nhạc.
Cách dùng: Mỗi ngày, sắc lấy nước uống từ 4 – 12g theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Hạt
Hạt bóng nước (cấp tính tử) được biết đến là vị thuốc có tính ấm, hơi độc và có một số công dụng như:
- Hoạt huyết.
- Thông kinh, điều trị bế kinh.
- Tiêu tích, điều trị thũng khối tích tụ.
Cách dùng: Nấu lấy nước uống từ 3 – 10g hạt mỗi ngày (thuốc có vị đắng).
Ngoài ra, với trường hợp khó sinh nở thì dân gian cũng dùng 8g hạt cây bóng nước, nấu lấy nước uống.
Rễ
Ngoài lá, hoa và hạt thì rễ cây bóng nước cũng được dân gian dùng làm thuốc với nhiều công dụng như: làm thông kinh nguyệt, giúp máu huyết lưu thông (hoạt huyết), tiêu thũng, điều trị phong thấp, gân cốt đau buốt và đau yết hầu (tức chứng yết hầu cốt ngạnh).
Bài thuốc kết hợp
Với trường hợp vô kinh, bế kinh, tụ hòn cục (bọc máu) trong bụng... dân gian có nhiều cách điều trị từ cây này như:
Cách 1: Nấu lấy nước uống từ 6 – 12g hoa bóng nước (nếu không dùng hoa thì dùng 4 – 6g hạt hoặc 12 – 20g toàn cây).
Cách 2: Dùng 6g bóng nước cùng 6g nga truật, 30g ích mẫu và 6g tam lăng, tất cả nấu lấy nước uống.
Phân biệt
Cây bóng nước được nói đến trong bài viết này là loại có hoa màu trắng, đỏ hoặc hồng (ba màu phổ biến được dùng làm thuốc), khác với cây bóng nước hoa vàng (Impatiens claviger) chỉ dùng lá làm thuốc điều trị nhiệt sang (lở do nắng nóng).
Ngoài ra, cũng cần phân biệt với cây bóng nước Trung Quốc (hay còn gọi là cây phượng tiên Trung Quốc, có tên khoa học là Impatiens chinensis). Cây này thường được dùng đắp ngoài da khi bị bỏng lửa và ung sang thũng độc.
Theo Caythuoc.org

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm