Công dụng làm thuốc của cây tía tô dại

Ở nước ta, ngoài cây tía tô (lá lớn, màu xanh tía) còn có cây tía tô dại (lá nhỏ hơn, màu xanh). Được biết, cây tía tô dại mọc hoang ở nhiều tỉnh từ Bắc vào Nam và được dùng làm thuốc trong nhiều trường hợp.
31/05/2023 16:09

Vài nét về cây tía tô dại

Tía tô dại có tên khoa học là Hyptis suaveolens (đồng nghĩa Ballota suaveolens). Ở nước ta, nó còn được gọi là tía tô giới, é lớn tròng và là loại cây thân thảo, có nhiều lông. Hoa của cây có màu tím và mọc thành cụm.

Công dụng làm thuốc của cây tía tô dại

Được biết, phần thân lá của cây tía tô dại có thể dùng làm thuốc bằng cách chặt nhỏ, phơi khô rồi nấu lấy nước uống. Mang đến các công dụng như: Sơ phong lợi thấp; Giảm đau, hành khí, tán ứ; Điều trị cảm sốt, đau dạ dày; Điều trị ruột trướng khí, tiêu chảy, đau bụng; Điều trị buồn nôn; Điều trị kiết lỵ ra máu, ra mủ.

Cách dùng: Lấy từ 8 – 12g phần thân và lá cây (đã phơi khô), sắc lấy nước uống.

Dùng ngoài da: Với trường hợp viêm da, phát ban da hay chàm thì bạn có thể lấy thân và lá cây, nấu lấy nước rồi rửa thường xuyên để bệnh mau khỏi hơn.

Công dụng làm thuốc của cây tía tô dại. Ảnh: Caythuoc.org

Công dụng làm thuốc của cây tía tô dại. Ảnh: Caythuoc.org

Các nghiên cứu về cây tía tô dại

Tiềm năng làm thuốc: Theo Tạp chí European Journal of Medicinal Plants, cây tía tô dại chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất đạm, chất béo, đường và nhiều chất khác như alkaloid, tannin, saponin, flavonoid và terpenoids. Vì vậy, cây này được xem là có dược tính và có thể dùng điều trị bệnh.

Hoạt tính chống viêm: Theo Tạp chí International Journal of Crude Drug Research, chiết xuất ethanolic từ cây tía tô dại có tác dụng chống viêm đáng kể nhờ tác dụng chống oxy hóa.

Hoạt tính kháng nấm: Theo Tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, tinh dầu từ lá tía tô dại có chứa nhiều hoạt chất giúp chống lại một số loại nấm, vì vậy, nó được xem là có tiềm năng trong điều trị bệnh aspergillosis.

Hoạt tính hạ đường huyết: Theo Tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, chiết xuất từ cây tía tô dại có thể giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu động vật thí nghiệm (bằng đường uống với liều lượng 250 và 500 mg/kg thể trọng).

Tác dụng xua đuổi côn trùng: Kết quả nghiên cứu cho thấy cây tía tô dại được nhiều nước đang phát triển dùng làm thuốc chống côn trùng và tinh dầu (chiết xuất từ lá tươi của cây này) cũng có tác dụng xua đuỗi muỗi vằn Aedes albopictus.

Tác dụng bảo vệ gan: Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất methanol từ cây tía tô dại có chứa chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể động vật thí nghiệm chống lại stress oxy hóa do carbon tetrachloride (CCl 4) gây ra, vì vậy, nó cũng có tác dụng bảo vệ gan chống lại độc tính từ carbon tetrachloride.

Tác dụng làm lành vết thương: Theo Tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, cây tía tô dại là thảo dược truyền thống của Ấn Độ và được biết đến với tác dụng làm lành vết thương. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chiết xuất từ lá cây cũng cho thấy nó có chứa các hoạt chất giúp làm lành vết thương đáng kể.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer