Bạch đồng nữ là dược liệu chữa các bệnh phụ nữ

Bạch đồng nữ là dược liệu được biết đến như một “thần dược đối với các bệnh phụ nữ”.
24/05/2023 15:42

Bạch đồng nữ là cây gì?

Bạch đồng nữ là loài cây mọc dại trong tự nhiên, được mô tả bằng những thông tin dưới đây:

- Tên gọi khác: Đại khế bà, xú thảo mạt lỵ, xú mạt lỵ, mò hoa trắng, mò trắng, mộ trắng, ngọc nữ đỏ…

- Tên gọi khoa học: Clerodendrum paniculatum L.

- Thuộc họ: Cỏ roi ngựa.

Empty

Cây bạch đồng nữ

Đặc điểm nhận dạng cây bạch đồng nữ gồm các bộ phận sau:

- Cây thân nhỏ, cao 1-1,5m.

- Lá hình trứng, bản rộng 8-18cm, dài 10 đến 20cm, cuống lá dài khoảng 8cm. Viền lá bạch đồng nữ có răng cưa, mặt trên sẫm màu hơn mặt dưới, có lông mềm, mùi hơi hôi.

- Hoa màu trắng hoặc hồng nhạt, mùi thơm. Cụm hoa có hình mâm xôi, đường kính trung bình 10cm. Đài hoa bạch đồng nữ có hình phễu, xẻ 5 thùy hình 3 cạnh tròn. Tràng hoa có đường kính khoảng 1,5cm, kéo dài xuống phía dưới tạo thành hình ống nhỏ, dài khoảng 2,5cm, 4 nhị dính trên miệng ống tràng và một số nhị thò ra khỏi tràng.

- Quả cây mò hoa trắng thuộc dạng quả hạch, có hình cầu, được bao ở ngoài bởi vỏ đài.

Cây bạch đồng nữ phân bố ở nhiều nước trên thế giới như Philipin, Indonesia, các tỉnh miền nam Trung Quốc… Ở Việt Nam, dược liệu này xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh miền núi, đồng bằng.

Cách trồng, thu hoạch và bảo quản

Bạch đồng nữ là cây ưa sáng, tuy nhiên cây con có thể phát triển ở nơi có bóng râm. Loại thảo dược này thường mọc lẫn với một số cây nhỏ khác ở khu vực ven đường, chân đồi, núi. Bên cạnh đó, hiện nay việc khai thác khá ồ ạt nên người dân đã trồng cây này để phục vụ nhu cầu làm thuốc trị bệnh.

Cây bạch đồng nữ rất dễ sống, không kén đất, không mất nhiều công chăm sóc. Cách trồng cây thuốc bạch đồng nữ như sau:

- Chọn hạt hoặc cây con có chất lượng tốt (nên chọn cây hoặc hạt giống vào mùa xuân).

- Chọn vùng đất cao, không bị ngập úng.

- Xới đất thành hố ở khu vực muốn trồng cây.

- Gieo hạt trực tiếp hoặc đặt cây vào hố đất.

- Tưới nước cho đủ ẩm.

- Làm cỏ quanh gốc cây khi cần.

Bộ phận được sử dụng để làm thuốc bạch đồng nữ là rễ và lá.

- Lá có thể thu hái quanh năm, nhưng thời điểm lấy lá tốt nhất là khi cây chuẩn bị ra hoa. Nên chọn những lá không quá già, không quá non, không bị sâu ăn.

- Rễ chọn ở những cây trưởng thành, đào đem về rửa sạch đất, sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Có thể để nguyên rễ hoặc thái thành từng phiến mỏng.

Bảo quản thuốc bạch đồng nữ trong túi kín, đặt nơi khô thoáng để tránh ẩm mốc. Đồng thời chú ý tránh để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vì có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Bạch đồng nữ có tác dụng gì?

Mặc dù chưa có nhiều tài liệu khoa học nghiên cứu về thành phần của cây này nhưng qua kiểm nghiệm lâm sàng, người ta phát hiện bạch đồng nữ có các chất như: Flavonoid.; Tanin; Cumarrin; Acid; Nhân thơm; Aldehyd; Chất dẫn amin có chứa nhóm carbonyl.

Theo đó, tác dụng của bạch đồng nữ giúp trị bệnh gồm:

- Khí hư, bạch đới ở phụ nữ.

- Viêm nhiễm, loét tử cung.

- Kinh nguyệt không đều.

- Kháng trùng với một số bệnh ngoài da như mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa.

- Trị vàng da do viêm mật.

- Giảm đau nhức gân xương, đau mỏi lưng.

- Giúp hạ huyết áp.

- Trị giun đũa.

Theo Đông y, cây bạch đồng nữ có vị đắng nhạt, tính mát, có mùi hơi hôi. Khi đi vào cơ thể quy hai kinh Tâm và Tỳ. Do đó, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, khu phong, trừ thấp, điều hoà thể dịch…

Những bài thuốc trị bệnh

Tuy là loài cây có nguồn gốc từ các vùng hoang sơ, mọc dại ven đường nhưng loại thảo dược này lại có giá trị dược tính cao, được dùng để điều trị khá nhiều bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng bạch đồng nữ bạn có thể tham khảo để trị bệnh tại nhà.

Empty

Nước sắc từ hoa mò trắng được ứng dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh

Chữa huyết áp cao

Bạch đồng nữ có công dụng hạ huyết áp, chính vì thế người bị bệnh cao huyết áp nên áp dụng cách sau:

- Chuẩn bị 12gr hoặc 16gr bạch đồng nữ khô hoặc tươi.

- Rửa sạch bỏ vào ấm.

- Đổ 500ml nước đun đến khi còn 1 nửa.

- Chia đều uống hết trong ngày.

- Kiên trì dùng đều đặn từ 1 tháng sẽ thấy cải thiện tình trạng huyết áp lên cao.

* Lưu ý: Nước sắc từ bạch đồng nữ dược liệu này nên uống hết trong ngày, hôm sau sắc mẻ mới, không để qua đêm.

Điều trị bạch đới, khí hư ở nữ giới

Phụ nữ mắc các chứng khi hư ra nhiều, có mùi hôi áp dụng bài thuốc dưới đây:

Chuẩn bị:

- 20gr bạch đồng nữ.

- 10gr vỏ cam hoặc vỏ quýt khô (trần bì).

- 10gr ngải cứu.

- 10gr ích mẫu.

- 10gr rễ cây củ gấu (hương phụ).

- 1 lít nước.

Thực hiện:

- Rửa sạch nguyên liệu, sau đó cho vào ấm.

- Đổ 1 lít nước vào đun, để lại 500ml.

- Chia uống trong ngày.

Cách dùng: Sau khi sạch kinh thì dùng thuốc này liên tục trong 2-3 tuần sẽ thấy cải thiện.

Bạch đồng nữ được coi là thần dược đối với các chị em bởi khả năng trị các bệnh phụ khoa. Người ta còn tìm cách bào chế viên đặt bạch đồng nữ để chăm sóc vùng nhạy cảm dễ bị viêm nhiễm của phái đẹp.

Trị kinh nguyệt không đều, đau bụng khi đến kỳ kinh

Phụ nữ nội tiết kém gặp tình trạng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, áp dụng một trong những cách sau:

Cách thứ nhất

Chuẩn bị:

- 2gr bạch đồng nữ.

- 2gr ích mẫu.

- 2gr rễ củ gấu.

- 2gr ngải cứu.

Thực hiện:

- Các vị trên đem rửa sạch bỏ vào ấm.

- Cho nước, đun đến khi còn 20ml, thành dạng cao lỏng.

- Tiến hành sắc 3 lần, cô lại đủ 20ml.

- Cho thêm đường vừa uống.

- Chia cao cô đặc vào ống thuỷ tinh, mỗi ống 10ml.

- Bỏ vào đun trôi liên tục trong 1 tiếng.

Liều dùng: Mỗi ngày uống 3 đến 6 ống, liên tục trong 3 tháng sẽ giúp điều hoà kinh nguyệt, hết đau bụng kinh.

* Lưu ý: Bài thuốc này nên uống trước khi đến kỳ kinh 10 ngày là tốt nhất.

Cách thứ 2

Chuẩn bị:

- 16gr bạch đồng nữ.

- 40gr ích mẫu.

- 15gr hương phụ.

- 10gr đỗ đen.

- 2gr nghệ vàng.

- 2gr ngải cứu.

Thực hiện:

- Làm sạch nguyên liệu.

- Cho vào ấm, thêm khoảng 500ml nước sắc còn ½.

- Đổ ra bát uống khi ấm, ngày 1 thang theo liều lượng trên.

Trị sưng nóng, đỏ khớp

Kết hợp các vị thuốc và áp dụng thực hiện các bước sau sẽ làm giảm sưng đỏ khớp. 

Chuẩn bị:

- 80gr bạch đồng nữ.

- 8gr tầm xuân.

- 120 dây gấm.

- 8gr cà gai leo.

- 8gr cành dâu.

- 8gr đơn răng cưa.

- 8gr đơn tướng quân.

Thực hiện:

- Nguyên liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm.

- Đổ nước sắc cô lại.

- Chia đều uống ngày 2 lần.

Trị bệnh vàng da, tổn thương niêm mạc mắt

Cách trị vàng da, viêm niêm mạc mắt rất đơn giản. Thực hiện như sau:

- Lấy 10gr rễ bạch đồng nữ rửa sạch với nước.

- Cho vào nồi đun với khoảng 400ml nước.

- Sắc cạn bớt đến khi còn 200ml.

- Chia thành 2 phần dùng 2 lần mỗi ngày.

Điều trị vàng da do viêm gan

Vàng da do viêm gan có thể thuyên giảm bằng cách áp dụng các bước sau:

- Rửa sạch 20gr cây bạch đồng nữ, 20gr cà gai leo.

- Tất cả nguyên liệu đun cùng 1 lít nước.

- Sắc đến khi còn 500ml thì tắt lửa.

- Chia ra uống dần trong ngày.

Chữa chốc đầu, mụn nhọt, lở ngứa

Khi bị những bệnh ngoài da như mụn nhọt, ngứa ngáy bạn làm theo cách dưới đây trong vài ngày là có thể khỏi.

- Dùng 1 nắm cây bạch đồng nữ rửa sạch.

- Bỏ vào nồi với 2 lít nước.

- Đun sôi trong 15 phút rồi để nguội bớt cho tinh chất từ cây phai ra nước.

- Lấy nước này tắm rửa, gội đầu hàng ngày.

- Kiên trì thực hiện cho đến khi hết ngứa.

Cây mò hoa trắng chữa viêm gan

Để trị được bệnh viêm gan bạn cần chuẩn bị các vị sau:

- 15gr lá bạch đồng nữ.

- 15gr diệp hạ châu.

- 15gr dành dành.

- 12gr nhân trần.

Thực hiện:

- Tất cả nguyên liệu cho vào ấm sắc với 600ml nước.

- Đun đến khi còn lại 200ml.

- Chia thành từng phần uống hết trong ngày.

Dùng liên tục trong 3-4 tuần sẽ thấy hiệu nghiệm.

Làm rụng các phần hoại tử của vết bỏng

Vết bỏng sau khi se lại có thể dùng cây bạch đồng nữ để giúp các phần hoại tử nhanh bong hơn.

- Dùng 1kg cành, lá bạch đồng nữ tươi.

- Rửa sạch đun với 10 lít nước.

- Đun sôi trong 30 phút để dược tính ngấm trong nước.

- Nhỏ nước thu được vào vết thương ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 tiếng.

Trị giun sán

Theo y học dân gian, nước áp từ loài cây này còn được dùng để trị giun sán. Cách làm như sau:

- Lấy lá bạch đồng nữ tươi, rễ cây hoặc ngọn non cho vào máy ép lấy nước. Hoặc giã nhuyễn rồi lọc bằng khăn vải.

- Mỗi ngày uống 2-4 thìa nước cốt.

- Uống liên tiếp 4 ngày sẽ trị được giun.

Trị ợ hơi đau dạ dày

Mẹo trị đầy hơi, đau dạ dày này chỉ cần áp dụng đều đặn như sau:

- Lá bạch đồng nữ, nõn lá ổi giã nát, vắt lấy nước.

- Mỗi lần dùng 2 thìa cafe, ngày 2 lần.

Những cách trị bệnh trên đây đều là những phương thuốc rất đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà.

Những lưu ý khi sử dụng

Phương pháp trị bệnh bằng thảo dược hầu hết đều rất lành tính. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối và tăng hiệu quả điều trị bạn cần lưu ý những điều sau:

- Không lạm dụng quá nhiều vì có thể gây ngộ độc. Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 12-16gr.

- Người có tiền sử dị ứng với thành phần có trong cây mò hoa trắng không nên dùng.

- Phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ tuyệt đối không tự ý dùng.

- Người có chức năng gan, thận yếu tuyệt đối không dùng.

- Không tự ý pha trộn những vị thuốc khác nhau nếu chưa nắm rõ công dụng của từng loại dược liệu.

- Kết quả trị bệnh từ dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của từng người và tình trạng bệnh cụ thể.

- Dùng loại dược liệu này có thể gặp một số tác dụng phụ, dù là rất hiếm.

- Các bệnh nặng hơn cần đi khám tại các cơ sở y tế để tìm ra đúng nguyên nhân, điều trị đúng cách.

Theo Tạp chi Y học

comment Bình luận

largeer