Công dụng làm thuốc của lá cây nguyệt quý

Cây nguyệt quý (hay còn gọi là nguyệt quới) thường được người dân trồng làm cảnh, có hoa trắng rất thơm. Ngoài ra, loài cây này còn mang đến nhiều công dụng chữa bệnh.
05/05/2023 15:49

Vài nét về cây nguyệt quý

Cây nguyệt quý có tên khoa học là Murraya paniculata, thuộc họ Cam chanh. Ngoài tên gọi này, nó còn được gọi là nguyệt quới, nguyệt quất… 

Hoa nguyệt quý rất thơm nhưng mùi thơm của nó hơi gắt (nếu bạn ngửi gần và ngửi lâu thìcó thể sẽ hơi nhức đầu). Bù trừ lại, hoa nguyệt quý nhỏ, nhiều và có màu trắng bạch rất đẹp (mặc dù nó mau rơi rụng). Đặc biệt, cây nguyệt quý dễ cắt tỉa, bẻ uốn nên việc tạo dáng cây cảnh sẽ đẹp và dễ hơn nhiều loài khác. 

Công dụng làm thuốc của lá cây nguyệt quý. Ảnh: Caythuoc.org

Công dụng làm thuốc của lá cây nguyệt quý. Ảnh: Caythuoc.org

Công dụng làm thuốc của lá cây nguyệt quý

Lá nguyệt quý hơi giống lá ngâu và không thơm như lá nguyệt quế (để kết thành vòng nguyệt quế) mà lại có vị chát. Tuy nhiên, cũng chính những chiếc lá có kích thước khiêm tốn này lại được dùng điều trị bệnh.

- Theo các ghi chép, dân gian đã dùng bài thuốc điều trị ho đờm như sau: Hái lá tươi rửa sạch, xắt nhỏ hơn nữa rồi phơi khô, sau đó cho vào chảo sao vàng. Mỗi buổi sáng, lấy từ 8 – 16g lá nguyệt quý khô, nấu nước rồi chia thành hai lần uống trong ngày (khi dùng bài thuốc này thì người bệnh nên uống liên tiếp từ 3 – 5 ngày).

- Ngoài ra, với các trường hợp khác như mụn nhọt, sưng bầm hay rắn cắn thì dân gian cũng hái lá cây, giã nát rồi đắp lên, sau đó dùng cả cây nguyệt quý nấu nước uống (chặt nhỏ ra rồi phơi khô, nấu khoảng 10g cho mỗi lần uống). Riêng với chứng đau răng, bạn có thể hái lá tươi, cắt nhỏ ra rồi ngâm rượu, sau đó dùng rượu này để ngậm mỗi khi đau răng (chỉ ngậm 5 phút rồi nhả bỏ, không được nuốt).

Hoa nguyệt quý thơm mạnh nhờ có chứa tinh dầu, Trong y học cổ truyền, hoa nguyệt quý là vị thuốc giúp kích thích tiêu hóa và bồi bổ phổi (dùng làm thuốc bằng cách hái 5 – 8g hoa tươi, cho vào chảo sao bằng lửa nhỏ cho khô dần rồi cho vào ly, sau đó đổ nước sôi vào và hãm uống như trà).

Hoa nguyệt quý giúp kích thích tiêu hóa. Ảnh: Caythuoc.org

Hoa nguyệt quý giúp kích thích tiêu hóa. Ảnh: Caythuoc.org

Một số kết quả nghiên cứu về cây nguyệt quý

Có thể kể ra một số thành quả nghiên cứu bước đầu về cây nguyệt quý như sau:

- Kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất etanolic từ lá nguyệt quý có tác dụng chống viêm.

- Chiết xuất ethanol từ cây nguyệt quý (ở nồng độ 500g/ml) cho thấy tác dụng chống oxy hóa.

- Các flavonoid được chiết xuất từ lá nguyệt quý có tác dụng bảo vệ, chống lại tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer