Công dụng làm thuốc của vỏ cây hoa sữa
Đặc điểm
Hoa sữa (Tên khoa học: Alstonia scholaris, họ La bố ma: Apocynaceae), là cây công trình phổ biến ở nước ta với thân gỗ cao 15 – 30m. Thân cây hoa sữa thẳng tròn với lớp vỏ nứt nẻ và có nhựa màu trắng đục như sữa (khi nhựa khô lại giống như nhựa cao su). Cành hoa sữa mọc vòng và lá hoa sữa cũng mọc thành chùm xòe tròn với các phiến lá cứng, hình bầu dục dài.
Hoa sữa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở đầu cành và có mùi thơm hơi hắc. Vì vậy, với mật độ vừa phải, mùi hoa sữa khá dễ chịu và lãng mạn nhưng với mật độ dày đặc, mùi hoa sữa lại gây khó chịu, “ám ảnh” với nhiều người. Quả hoa sữa màu nâu, có gân dọc gồm hai đại dài và hạt hoa sữa nhỏ dẹt, có lông ở hai đầu giúp phát tán dễ dàng.

Ảnh: Caythuoc.org
Công dụng làm thuốc của vỏ cây hoa sữa
Y học cổ truyền ở một số nước phương Đông ghi nhận vỏ cây hoa sữa với vị đắng, tính mát, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu tích, trừ đờm và thông kinh. Do đó, vỏ cây thường được dùng làm thuốc bổ, thuốc điều kinh, hạ sốt, điều trị thiếu máu, bệnh ngoài da, lở ngứa, sốt rét cấp và mãn tính, viêm khớp gây sưng đỏ và đau, đau bụng do tiêu chảy và lỵ…
Cách dùng: Bóc bỏ, cạo bỏ lớp bần xừ ngoài vỏ cây rồi phơi khô, tán bột để dùng (cũng có thể sắc uống, làm rượu thuốc hoặc điều chế thành cao lỏng). Liều lượng: Từ 1 – 3g.
Bên cạnh đó, vỏ cây hoa sữa ngâm rượu còn giúp ăn ngon, kích thích tiêu hóa, điều trị suy nhược và bổ tỳ vị.
Cách làm thuốc rượu rất đơn giản: Dùng vỏ cây hoa sữa ngâm rượu gốc (40 độ) với tỉ lệ 20g vỏ cây: 100ml rượu và ngâm trong 15 ngày thì có thể bắt đầu sử dụng (lọc khoảng 4 – 8g rượu rồi uống trước khi ăn.
Ngoài ra, có thể dùng vỏ cây hoa sữa sắc với nước cho đến khi thật đặc để ngậm giúp điều trị sâu răng.
Một số nghiên cứu về hoa sữa
Tiềm năng điều trị tiểu đường: Theo Tạp chí Food Chemistry, kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất metanol của lá hoa sữa phơi khô có hoạt tính chống lại α-glucosidase, do đó, nó được xem như một chất bổ sung cho thuốc phòng ngừa và điều trị tiểu đường.
Chống viêm, giảm đau và ho, hen: Theo Tạp chí Journal of Ethnopharmacology, một số alkaloids từ chiết xuất ethanol của lá hoa sữa có tác dụng chống viêm, giảm đau ngoại vi qua xét nghiệm trong ống nghiệm, ngoài ra còn giúp giảm ho hen ở chuột.
Làm giảm khả năng sinh sản: Theo Tạp chí Asian journal of Andrology, kết quả thí nghiệm trên chuột đực cho thấy uống chiết xuất từ vỏ cây hoa sữa làm giảm trọng lượng của tinh hoàn, dịch tễ, túi tinh và tuyến tiền liệt; từ đó cho thấy hoạt động làm giảm chức năng tinh hoàn và khả năng sinh sản của chuột đực.
Tiềm năng kiểm soát ung thư: Theo Tạp chí Phytotherapy research, một số alkaloid được chiết xuất từ cây hoa sữa cho thấy hoạt động chống ung thư và làm tăng khả năng sống sót ở chuột thí nghiệm.
Lưu ý
Theo Tạp chí Toxicology letters, dùng vỏ cây hoa sữa quá liều sẽ gây độc hại tới các cơ quan chính của cơ thể. Bên cạnh đó, như kết quả nghiên cứu trên chuột đã đề cập trên đây, chiết xuất vỏ cây hoa sữa có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản ở chuột thí nghiệm. Do đó, cần hỏi thêm ý kiến thầy thuốc trước khi dùng các bộ phận của cây để điều trị bệnh trong từng trường hợp cụ thể.
Theo Caythuoc.org

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm