Mối tương quan giữa thị lực và chức năng gan

Người xưa có câu: "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" một tâm hồn đẹp là vô cùng cần thiết, nhưng “cửa sổ tâm hồn” đẹp cũng không kém phần quan trọng. Vẻ đẹp của đôi mắt mà chúng tôi muốn nói đến ở đây đó là chính là một đôi mắt khỏe và sáng.
23/10/2023 16:13

Cơ thể con người luôn là một thể thống nhất có liên quan mật thiết đến nhau. Thị lực tốt hay xấu có liên quan mật thiết đến chức năng gan bởi gan khai khiếu ra mắt. Theo Đông y gan tàng huyết. Do đó, gan huyết suy hay thịnh có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thị giác. Nếu gan huyết không đủ, mắt sẽ bị thiếu dưỡng chất, dẫn đến tình trạng hoa mắt, nhìn không rõ, quáng gà… Nếu gan bốc hoả, mắt sẽ bị đỏ, sưng phù. Khi gan âm suy, mắt sẽ khô, nhìn không rõ, hoặc con ngươi không linh hoạt. Gan khí bị ách tắc quá lâu sẽ dẫn đến miệng đắng, nóng gan còn liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày…

Một nguyên nhân khác nữa khiến cho thị lực mắt kém là đường ở mắt không ổn định. Cần đo đường ở mắt, đường đo ở 2 huyệt Toản Trúc đầu chân mày và Ngư Yêu giữa lông mày, ở hai bên mắt nếu khác nhau là thị lực hai mắt khác nhau. Nếu đo dưới 4.0mmol/l ở mắt lâu ngày làm thay đổi thị lực mắt dẫn đến mù mắt, ngược lại ở mắt cao trên 10mmol/l làm mờ mắt.

Nhiều người thấy lạ khi kết quả đo đường ở tay khác ở mắt. Nguyên nhân xuất phát là do khí huyết trong toàn bộ cơ thể lưu thông kém gây ra tình trạng đường huyết ở vị trí khác nhau đo được kết quả khác nhau.

suy-gan

(Ảnh: Bệnh viện Hồng Ngọc)

Chúng ta cần làm gì để có đôi mắt khỏe và đẹp?

1. Trường hợp mắt thiếu dưỡng chất, chúng ta cần ăn những thức ăn bổ gan, máu trong gan đủ đầy mắt sẽ dần trở nên sáng khỏe.

Món ăn bổ gan có nhiều trong gan gà, trứng gà, đậu đỏ… hoặc có thể chế biến áp dụng những món sau:

- Gan lợn xào củ cải

Nguyên liệu gồm: Gan lợn 250g, củ cải 250g, dầu thực vật, bột mỳ, muối, mì chính, gia vị vừa đủ. Món này có tác dụng bổ gan, sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu thực. Đối với bệnh viêm gan mạn tính và viêm túi mật, chúng có tác dụng điều trị nhất định

Đem gan lợn rửa sạch, thái lát mỏng, trộn đều với muối, tẩm chút bột mỳ. Củ cải cũng thái lát mỏng, cho một thìa dầu thực vật vào chảo đun nóng già, cho củ cải vào xào khi gần chín thì xúc củ cải ra. Cho hai thìa dầu vào đun nóng già. Cho gan lợn vào xào độ ba phút rồi đổ củ cải vào xào tiếp khoảng ba phút, thêm mắm muối, gia vị rồi múc ra là được.

- Cá trắm luộc

Cá trắm đen một con (500-800g); đường trắng 50g, giấm một thìa, hành, gừng, muối, tương, dầu vừng, rượu nếp, bột mỳ, hồ tiêu.Đây là món ăn chữa bệnh rất nổi tiếng ở vùng Triết Giang (Trung Quốc). Cá trắm có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đối với bệnh nhân viêm gan mạn. Theo đông y, cá trắm có tính bình, vị ngọt, có tác dụng điều hòa và tăng cường chức năng tiêu hóa (hòa trung, bổ khí, dưỡng vị), dưỡng can, trừ phong, hóa thấp.

Cá trắm đem bóc mang, cạo vẩy, mổ bụng bỏ hết nội tạng rồi rửa sạch. Sau đó bổ dọc làm đôi, đầu cá cũng bổ đôi, lau khô. Đổ ba bát nước vào nồi, đun lửa to cho đến khi sôi, cho cá vào, đậy vung, đun sôi tiếp trong 5 phút, cho rượu và chút muối vào, đun nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút. Khi thấy mắt cá lồi ra ngoài là cá đã chín. Vớt cá ra để cho róc nước rồi bày lên đĩa. Nước trong nồi còn khoảng nửa bát, trước hết cho chút đường, giấm, tương, gừng, rượu nếp vào đun lại cho sôi, tiếp đó cho hành và bột mỳ vào trộn đều sẽ thành nước cốt đặc quánh, đem rưới lên cá trên đĩa, cuối cùng thêm vài giọt dầu vừng vào là được. Ngoài cách chế biến này, tùy sở thích, có thể chế thành những món ăn khác.

- Cá diếc hầm

Nguyên liệu gồm: Cá diếc tươi 250g; hành 250g; dầu thực vật, tương, muối, đường, gừng mỗi thứ một chút. Đây là món ăn đặc sản vùng Giang Nam (Trung Quốc). Cá diếc phối hợp với hành có tác dụng bổ gan, chống trướng bụng, xúc tiến tiêu hóa, đối với bệnh viêm gan mạn có tác dụng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.

Cá diếc đem bóc mang, cạo vẩy, mổ bụng giữ lại bong bóng, trứng, bỏ hết các bộ phận nội tạng khác, rửa sạch, để cho róc nước. Cho năm thìa dầu vào chảo đun nhỏ lửa tới khi nóng già. Cho ba lát gừng vào rồi lập tức cho cá vào.

Khi thấy da cá chuyển sang màu vàng, cho tương, muối, đường vào, đổ thêm nửa bát nước lạnh và om trong 10 phút cho ngấm. Thêm một bát to nước lạnh, đun sôi, đem hành đã bỏ rễ và lá úa nhúng vào nước canh sau đó phủ lên thân cá; đậy kín vung, đun nhỏ lửa khoảng nửa tiếng là được.

- Trà bổ gan

Nguyên liệu gồm: Táo tàu, lạc củ, đường mỗi vị 50 g. Loại trà này có tác dụng bổ gan, tăng cường chức năng tiêu hóa.

Táo và lạc đem rửa sạch, lạc để nguyên cả vỏ lụa, sắc với nước như đun trà, trước khi bắc ra thêm đường cho đủ ngọt. Có thể uống thay nước trà hằng ngày; ăn cả táo và lạc. Làm thế liên tục 30 ngày.

2. Trường hợp gan bốc hỏa hay còn gọi là nóng gan mắt bị sưng bị đỏ sưng phù, đau mắt tái đi tái lại nhiều lần, mắt có tia máu đỏ…

Trong trường hợp này chúng ta nên làm mát gan thì bệnh sưng đau mắt sẽ giảm. Trong dân gian loại cây có tác dụng làm mát gan hiệu quả nhất đó chính là lá diếp cá, có thể xay lấy nước uống hằng ngày.

Về tập luyện:

- Để khỏe gan chúng ta nên tập bài kéo ép gối sau ăn 30 phút hoặc 1 tiếng, dịch cân kinh 2 nhịp và cúi ngửa 4 nhịp

- Để mắt sáng chúng ta cần day bộ huyệt mắt hằng ngày.

Theo Thầy Vương Văn Liêu - Đông y Vương Gia

comment Bình luận

largeer