Cụ bà 80 tuổi hoại tử đầu ngón tay trỏ do gai tôm đâm

Cụ bà 80 tuổi hoại tử đầu ngón tay trỏ do gai tôm đâm. Vết thương tưởng trừng như vô hại đã khiến cụ bà suýt mất đi 1 ngón tay. Hiện cụ bà đang được điều trị tại một phòng khám ở TP. Hồ Chí Minh.
07/03/2018 14:53

Cụ bà 80 tuổi bị hoại tử đầu ngón tay trỏ do gai tôm đâm

Sáng ngày 7/3, bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, phòng khám chấn thương chỉnh hình Mỹ Quốc, quận Bình Thạch, TP. Hồ Chí Minh cho biết: phòng khám vừa tiếp nhận một bệnh nhân là cụ bà 80 tuổi bị hoại tử đầu ngón tay trỏ do gai tôm đâm phải.

Theo lời cụ bà, trước đó 2 tuần trong lúc lột con tôm thì vô tình bà bị gai tôm đâm trúng đầu ngón tay trỏ. Do vết thương rất nhẹ nên bà không mấy bận tâm. Thế nhưng, vài ngày sau ngón tay bắt đầu sưng tấy và lan rộng lên cả bàn tay, cánh tay. Sau đó xuất hiện hoại tử da tay vùng xung quanh vết thương.

Tại phòng khám Mỹ Quốc, cụ bà được chẩn đoán là bị viêm mô tế bào nhiễm trùng ngón tay trỏ nặng. Bác sĩ Xuân Anh phải tiến hành rạch thoát mủ ngón tay, cắt lọc phần da tay bị hoại tử và cho cụ bà sử dụng thuốc kháng sinh kháng viêm.

Cu ba 80 tuoi hoai tu dau ngon tay do gai tom dam

Cụ bà 80 tuổi hoại tử đầu ngón tay trỏ do gai tôm đâm đã được loại bỏ vùng da hư tổn và đang phục hồi rất tốt

Sau khi xử lý ổn định các vùng viêm nhiễm, hoại tử bác sĩ Xuân Anh tiến hành ghép da cho bà cụ. Hiện tại, tình hình sức khỏe và vùng tay bị hoại tử đã được ổn định, tình trạng sưng tấy không còn nữa.

Từ trường hợp của cụ bà 80 tuổi, bác sĩ Xuân Anh khuyến cáo người dân khi bị gai tôm hoặc cua đâm trúng các ngón tay khi cần sát trùng cẩn thận. Nếu không vệ sinh, sát trùng sạch sẽ có thể gây viêm nhiễm, hoại tử ngón tay, nghiêm trọng nhất là phải cắt bỏ cả ngón tay.

Trong trường hợp bị gai tôm, cua đâm trúng có hiện tượng chảy máu thì cần rửa sạch bằng nước với xà phòng, bóp nhẹ để cho máu độc ra hết. Sau đó sát trùng vết thương bằng các dung dịch sát trùng như oxy già, povidine… Để đảm bảo không bị nhiễm trùng thì nên băng vết thương lại bằng băng keo cá nhân và nên thay băng mỗi ngày (băng từ 5 – 7 ngày).

Trong trường hợp vùng bị gai tôm, cua đâm có hiện tượng sưng, đỏ, đau thì nên đi khám để bác sĩ xác định tình hình bệnh lý và kê đơn thuốc chống nhiễm trùng.

comment Bình luận

largeer