Cứu thành công bé gái 15 tháng tuổi nguy kịch do biến chứng tay chân miệng
Theo lời kể của gia đình, trước đó, bé sốt 3 ngày không giảm cùng các triệu chứng lòng bàn tay, bàn chân nổi nhiều mụn nước, hồng ban.
Tại bệnh viện địa phương, bé được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng độ 4, diễn tiến nặng, suy hô hấp tuần hoàn.

Sau gần 5 ngày điều trị trẻ cải thiện dần, được cai máy thở, tỉnh táo (ảnh: BVCC)
Tại đây, bé được hỗ trợ đặt nội khí quản, thở máy, chống sốc, dùng thuốc vận mạch.
Tuy nhiên, do sốt cao liên tục, diễn tiến nặng, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng TP HCM. Bé tiếp tục được thở máy, dùng thuốc vận mạch liều cao vào lọc máu liên tục.
BS CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP HCM thông tin thêm, sau 2 ngày lọc máu, tình trạng của bé được cải thiện dần, hết sốt, nhịp tim trở về bình thường (trước đó 200 lần/phút) và được cai máy thở.
Hiện bé đã ổn định sức khỏe, có thể tự thở, bú sữa.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo, khi phát hiện con mắc bệnh, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, phát hiện triệu chứng nặng.
Được biết bệnh tay chân miệng có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường gặp ở trẻ 5 tuổi.
Phụ huynh có thể nhận biết trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu như: Sốt, có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy vài lần trong ngày.
Loét miệng vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
Trẻ có hồi phục hoàn toàn sau 8-10 ngày hoặc có biến chứng thần kinh, suy hô hấp, suy tuần hoàn,… dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng luôn tồn tại quanh năm, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được lơ là.
Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là phải rửa tay thường xuyên cho trẻ trước và sau khi đến trường, người lớn cũng phải rửa tay thường xuyên trước khi bước vào nhà hoặc trước khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ.
Mỗi gia đình nên thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống hay đồ chơi chưa được khử trùng.
Theo SKĐS

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm