Đà Nẵng: Chủ động ứng phó với bão số 6 có diễn biến phức tạp
Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố lưu ý, từ dự báo của các cơ quan khí tượng, thủy văn, bão số 6 (bão Trami) có diễn biến phức tạp, khả năng gây mưa lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới thành phố Đà Nẵng.
Để chủ động ứng phó với bão, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các đơn vị lực lượng vũ trang, sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; trách nhiệm của người đứng đầu; vai trò của tổ chức, doanh nghiệp...
Đồng thời, đề nghị các cơ quan báo, đài tăng cường tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn thành phố đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; đề cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan, lơ là, bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của người dân, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Chủ tịch UBND thành phố giao Chủ tịch UBND các quận, huyện là tổng chỉ huy trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố trong việc phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn và huy động kịp thời các nguồn lực của địa phương, đơn vị để ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Bản đồ dự báo quỹ đạo bão số 6 chiều 25/10. (Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)
Cùng với đó, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, sẵn sàng triển khai ngay phương án sơ tán, bảo đảm an toàn cho nhân dân trong thiên tai, nhất là tại các khu vực dân cư ở những vùng trũng, thấp, vùng ven biển, ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, nhà cửa không kiên cố... (đặc biệt chú ý các khu vực tại huyện Hòa Vang và các quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Cẩm Lệ).
Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng của địa phương phối hợp với các lực lượng quân đội, công an hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà cửa, sơ tán nhân dân đến nơi an toàn; sẵn sàng triển khai các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn để tổ chức phòng chống, ứng phó và tìm kiếm cứu nạn khi thiên tai xảy ra, tập trung tại các khu vực xung yếu; tổ chức lực lượng canh gác, chốt chặn tại các khu vực ngập sâu, ngầm, cầu tràn qua suối khi có nước chảy xiết.
Các quận, huyện cũng tổ chức tổng ra quân nạo vét cửa thu nước, cống rãnh, cắt tỉa cây xanh trên địa bàn theo phân cấp; rà soát, lập danh sách đầu mối các cơ sở, địa điểm cung cấp các trang thiết bị, máy móc, phương tiện... để sẵn sàng kịp thời phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; thông báo các số điện thoại khẩn cấp (cố định, di động...) cho nhân dân biết để được hỗ trợ kịp thời công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
UBND huyện Hòa Vang, UBND quận Liên Chiểu rà soát xử lý đối với các tổ chức cá nhân tự ý tích nước phục vụ sản xuất, kinh doanh du lịch... trên địa bàn; UBND quận Cẩm Lệ khẩn trương có phương án xử lý sạt lở tại Cụm Công nghiệp Cẩm Lệ.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố khẩn trương thông báo cho tất cả các chủ phương tiện, tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển, diễn biến và vùng nguy hiểm của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm, khẩn trương vào bờ, tìm nơi trú ẩn an toàn; chủ động theo dõi diễn biến của bão, thời tiết để quyết định nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi; chủ trì, phối hợp với Cảng vụ Đà Nẵng, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố chủ trì, phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hướng dẫn sắp xếp tàu thuyền neo đậu an toàn tại âu thuyền Thọ Quang và các điểm neo đậu trú tránh bão đã được quy hoạch (lưu ý, bảo đảm an toàn vị trí tập kết tàu thuyền trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn); phối hợp với Sở Công Thương, Ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang khẩn trương di dời các tàu kinh doanh xăng dầu ra khỏi âu thuyền, đến neo đậu tại các khu vực phù hợp, bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ.
Công an thành phố chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang và UBND các quận, phường hướng dẫn ngư dân thực hiện các giải pháp, biện pháp; bố trí lực lượng, thiết bị thường trực phòng cháy chữa cháy khi tàu thuyền neo đậu tránh trú bão tại âu thuyền Thọ Quang và vịnh Mân Quang, không để xảy ra tai nạn, cháy nổ. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố điều động phương tiện tham gia hỗ trợ phòng cháy chữa cháy tại âu thuyền Thọ Quang.
Công an thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức chốt chặn ở những vị trí nguy hiểm, ngập sâu trên các tuyến giao thông cầu, đường quan trọng để bảo đảm an toàn; tổ chức bảo vệ, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tài sản của Nhà nước và nhân dân tại các khu vực trọng điểm, các khu vực sơ tán dân đi và dân đến; tăng cường hỗ trợ bố trí lực lượng, trang thiết bị, máy bơm chống ngập tại các tầng hầm các cơ sở hạ tầng quan trọng của thành phố (các khu chung cư, bệnh viện, hầm chui,...).
Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố triển khai phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, chủ động phối hợp với các lực lượng liên quan hỗ trợ các địa phương triển khai sơ tán nhân dân, tổ chức cứu nạn người, tài sản tại các khu vực bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ; bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng, chủ động ứng cứu trên từng địa bàn, nhất là các khu vực xung yếu, địa bàn trọng điểm (đập An Trạch, Hà Thanh, 2 hồ chứa Đồng Nghệ và Hòa Trung; khu vực Khe Cạn (phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê); khu vực đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu); khu vực đường Nguyễn Nhàn (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ); khu vực hồ Ba Sen Vàng, đường Nguyễn Thành Hãn (quận Hải Châu)... để chủ động ứng phó với thiên tai.
Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố, Sở Giao thông vận tải, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, kiểm tra, rà soát ngay các khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của các đơn vị; tổ chức đánh giá các khu vực nguy hiểm, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường, các sự cố, nhất là những khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất đá, đồi núi, lũ quét, ngập sâu và kiên quyết di dời, sơ tán ngay người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản (chú ý các khu vực có nguy cơ cao như các khu vực trũng thấp ven sông Cu Đê, Túy Loan; khu vực có nguy cơ sạt lở đồi núi tại các xã Hòa Sơn, Hòa Ninh, Hòa Bắc, Hòa Phú, Hòa Liên, các tuyến đường ĐT 601, ADB5 Bắc Thủy Tú - Phò Nam, quốc lộ 14G, khu vực, đường lên quanh bán đảo Sơn Trà, nam Hải Vân, Bà Nà - Núi Chúa, đường vành đai phía tây, đường vành đai phía tây 2,...); bố trí lực lượng kiểm soát, cương quyết không để người dân ở lại những khu vực đã xác định có nguy cơ cao lũ quét, sạt lở.
Sở Thông tin và Truyền thông bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trước, trong và sau thiên tai; chỉ đạo Trung tâm điều hành và giám sát thông minh thành phố (IOC) thường xuyên theo dõi, cung cấp thông tin để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai; chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan rà soát, thường xuyên kiểm tra bảo đảm các điện thoại cố định, bộ đàm... để sẵn sàng trong tình trạng hoạt động tốt phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai phương án bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi, hồ đập, đê, kè và khắc phục hậu quả thiên tai ngành nông nghiệp; phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, tham mưu đề xuất điều tiết lũ trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống ngập úng, khơi thông cống rãnh thoát nước (lưu ý bảo đảm máy phát điện dự phòng sẵn sàng để ứng phó xử lý kịp thời); rà soát, kiểm tra tình hình các khu nghĩa trang để có biện pháp phòng chống, khắc phục; chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện khẩn trương hoàn thành chằng chống và rong tỉa cây xanh đường phố, hạn chế ngã đổ; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện rà soát, xử lý các cây xanh không bảo đảm an toàn trong khuôn viên các trường học.
Sở Xây dựng chủ trì việc khắc phục hệ thống cấp nước sinh hoạt, bảo đảm sinh hoạt và phục vụ sản xuất trên địa bàn; khắc phục thiệt hại hệ thống điện chiếu sáng công cộng.
Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, UBND các quận, huyện và các sở liên quan đến công tác xây dựng chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tăng cường biện pháp neo giữ, gia cố giàn giáo thi công, lưới bao che, hàng rào tôn, cần trục tháp, máy vận thăng, cần phân phối bê tông, cửa kính, vách kính, thiết bị thi công... trên cao để bảo đảm an toàn.
Sở Xây dựng chủ trì kiểm tra, yêu cầu các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án thực hiện nghiêm túc, đối với cần trục tháp thực hiện đầy đủ biện pháp neo giằng, hạ tháp; phối hợp với UBND các quận, huyện triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng do mưa lớn cho các khu dân cư do công trình đang thi công dở dang; thực hiện công tác chằng chống nhà cửa cho các nhà tạm chờ tái định cư; chỉ đạo các đơn vị thi công chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị thi công để xử lý kịp thời trong các tình hình phức tạp, cần hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn có thể xảy ra.
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao yêu cầu các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng các công trình thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình, trụ BTS, pano, bảng quảng cáo, áp phích tuyên truyền... rà soát, kiểm tra mức độ an toàn chịu lực, ổn định hiện trạng của công trình; tiến hành các biện pháp gia cố, giằng chống bảo đảm an toàn; tháo dỡ các thiết bị, bộ phận không bảo đảm an toàn.
Sở Ngoại vụ thông tin về tình hình thiên tai cho các cá nhân và tổ chức nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố biết và có phương án kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.
Sở Du lịch thông tin về tình hình thiên tai cho các trụ sở, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và khách du lịch trước, trong và sau thiên tai.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với UBND các quận, huyện theo dõi diễn biến của bão, thời tiết để quyết định cho học sinh, sinh viên và học viên nghỉ học theo từng khu vực tùy thuộc vào diễn biến của thiên tai và đặc điểm của từng địa phương; có phương án chằng chống, không để cây xanh ngã đổ trong khuôn viên các trường học.
Đề nghị Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng kiểm tra, rà soát việc neo đậu, bảo đảm an toàn cho các tàu chở hàng, tàu vận tải đang neo đậu.
Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân sẵn sàng lực lượng giúp thành phố ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng, các sở, ban, ngành, địa phương, các hội, đoàn thể sẵn sàng lực lượng tham gia công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai...
Cẩm Đào
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm