Đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn học đường

TS. Bùi Thị Mai Hương, Viện Dinh dưỡng cho biết, bữa ăn học đường đóng một vai trò rất quan trọng, không chỉ đối với việc đảm bảo sức khỏe và khả năng học tập của học sinh trong suốt thời gian ở trường, mà còn có tác động lâu dài đối với sự phát triển của học sinh trong giai đoạn tuổi ăn tuổi lớn.
30/12/2023 17:09

Việc tổ chức bữa ăn học đường là một giải pháp đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ được các cấp chính quyền cũng như cha mẹ trẻ đặc biệt quan tâm. Không có phụ huynh nào muốn con cái của họ ăn uống thiếu chất lượng hoặc đối mặt với nguy cơ thực phẩm không an toàn.

Hiện nay, việc cung cấp bữa ăn học đường tại các cơ sở giáo dục rất phổ biến và đa dạng với rất nhiều hình thức khác nhau: tự tổ chức bếp ăn tại chỗ, mua suất ăn sẵn do đơn vị khác cung cấp, hợp đồng với các doanh nghiệp để tổ chức bếp ăn. Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương đã tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm, thanh tra, kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc vi phạm quy định pháp luật của các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể. Tuy nhiên, các vụ ngộ độc thực phẩm vẫn diễn ra tại nhiều trường học trên các tỉnh thành.  Để hạn chế các sự cố đáng tiếc từ bếp ăn trong trường học, các trường học cần có hệ thống kiểm soát và chỉ đạo thật chặt chẽ để đảm bảo an toàn và chất lượng của bữa ăn dành cho học sinh.

tin-tuc-du-bao-thoi-tiet-moi-nhat-hom-nay-322021-ha-noi-lai-xuat-hien-suong-mu

(Ảnh: Báo Thanh niên)

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tổ chức bữa ăn học đường phụ thuộc vào nhiều khâu từ nuôi trồng, sản xuất nông sản đến chế biến, bảo quản và phục vụ suất ăn. Tất cả các trường, dù tự tổ chức bếp ăn hay mua dịch vụ cung cấp suất ăn từ bên ngoài đều phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm và tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm. Lựa chọn nguyên liệu là bước đầu tiên của việc chuẩn bị cho bữa ăn trường học.

Nhà trường cần quan tâm, kiểm soát chặt chễ trong việc lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm hoặc suất ăn, các hồ sơ đảm bảo truy xuất được nguồn gốc thực phẩm và quy trình. Khi tiếp nhận nguyên liệu thực phẩm hoặc suất ăn, cần tuân thủ các quy định về kiểm thực ba bước, kiểm tra trực tiếp khi tiếp nhận. Quá trình sơ chế và bảo quản thực phẩm nguyên liệu cần được thực hiện trong thời gian và nhiệt độ phù hợp. Thực phẩm cần được nấu chín hoàn toàn.

Thức ăn sau khi nấu cần được giữ lạnh (2-4 độ C) hoặc giữ nóng (trên 65 độ C) để phòng ngừa sự phát triển của các vi sinh vật. Thời gian vận chia suất và vận chuyển suất ăn từ cơ sở chế biến đến trường học và cho trẻ ăn không vượt quá 2 giờ. Thực phẩm cần được vận chuyển trong các hộp có nắp kín, làm bằng các nguyên liệu được được bộ y tế cho phép.

Trong suốt quá trình cung cấp, phục vụ bữa ăn học đường, giáo viên, nhân viên y tế trường học và bản thân học sinh cũng có thể cùng tham gia giám sát về số lượng, chất lượng của các món ăn, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường như món ăn có mùi lạ, cấu trúc thực phẩm thay đổi, bị nhớt, chảy nước…để kịp thời dừng bữa ăn. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhà trường cần tuân thủ các hướng dẫn về xử trí vụ ngộ độc thực phẩm đã ban hành, báo với cơ quan y tế để có các biện pháp điều trị phù hợp, phối hợp với cơ quan chức năng cùng điều tra và xử trí vụ ngộ độc.

Đảm bảo cho trẻ có những bữa ăn học đường đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, lành sạch là trách nhiệm chung của toàn xã hội và rất cần sự vào cuộc của nhà trường, các đơn vị cung cấp thực phẩm và suất ăn, của các giáo viên, nhân viên y tế trường học và cha mẹ học sinh với vai trò giám sát.

Nguyễn Trang

comment Bình luận

largeer