Đau vai gáy có được uống acetaminophen không

Đau vai gáy có được uống acetaminophen không. Đau vai gáy có thể khiến người bệnh không quay đầu được, bị tê xuống cánh tay, các ngón tay... Giải pháp tức thời được nhiều nhiều sử dụng là uống thuốc giảm đau acetaminophen. Thế nhưng lợi ích và tác dụng phụ của thuốc như thế nào vẫn là câu hỏi nhiều người băn khoăn.
04/12/2017 14:23

 Đau vai gáy là bệnh gì?

Đau vai gáy là triệu chứng thường xuyến hiện sau khi người bệnh ngủ dậy. Các cơn đau có thể kéo dài trong vài phút hoặc kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, công việc và nghiêm trọng hơn là tính mạng con người.

Đau vai gáy làm tổn thương đốt sống, cơ xương, dây chẳng, mạch máu ở khu vực vai gáy. Nguyên nhân gây bệnh có thể do tư thế - tình trạng mệt mỏi, căng thẳng do tư thế ngồi làm việc không đúng, ít vận động. Đau vai gáy cũng có thể xuất hiện do thoái hóa khớp cổ (có 3 loại thoái hóa là thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa khớp liên cuống, thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ.

Dau vai gay co duoc uong

 

Đau vai gáy có được uống acetaminophen không, đau vai gáy khiến người bệnh khó chịu và làm mất sức lao động nhanh chóng

Triệu chứng của tình trạng đau vai gáy có thể biểu hiện qua 2 dạng là đau cấp tính và đau mãn tính. Người mắc bệnh thường gặp những cơn đau âm ỉ càng về sau các cơn đau càng dữ dội hơn. Nếu không có phương pháp trị liệu kịp thời thì sẽ trở thành cơn đau mãn tính. Thậm chí còn có thể gây liệt nửa người, nhồi máu cơ tim do mạch máu bị chèn ép không thể lưu thông được.

Tác dụng của Acetaminophen đối với chứng đau vai gáy

Thuốc acetaminophen là thuốc được sử dụng để giảm đau, hạ sốt. Thông thường, thuốc được dùng cho các cơn đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau nhức lưng, vai gáy, đau răng, cảm lạnh, sốt... Để sử dụng thuốc có hiệu quả người bênh nên uống theo đúng hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.

Acetaminophen được chiết xuất theo dạng: Dạng dung dịch, viên nén (viên hòa tan, viên nén nhai, viên nén phóng thích kéo dài, viên sủi bọt), viên nang, thuốc đặt, bột hoặc bột pha dung dịch, si rô, hỗn dịch hoặc elixir.

Hàm lượng: 325 mg-30 mg ; 325 mg-60 mg ; 120 mg-12 mg/5 ml; 300 mg-15 mg ; 300 mg-30 mg ; 300 mg-60 mg ; 650 mg-30 mg ; 650 mg-60 mg.

Thông thường với chứng đau vai gáy nhiều người thường ra hiệu thuốc mua Acetaminophen về sử dụng. Bởi thuốc có tác dụng giảm đau nhanh, phù hợp với những người bị đau vay gáy sau khi ngủ dậy do tư thế ngủ không đúng làm dây thần kinh, mạch máu bị chèn trong khoảng thời gian từ 6 - 8 tiếng.

Dau vai gay co duoc uong

 

Đau vai gáy có được uống acetaminophen không, chỉ được uống acetaminophen khi bị đau vai gáy ở dạng nhẹ và vừa

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên, acetaminophen là loại thuốc giảm đau tức thời nên chỉ có thể sử dụng cho trường hợp bệnh nhân bị đau vai gáy do lười vận động, ngủ sai tư thế. Ở đây ý nói là đau ở dạng nhẹ và vừa.

Đối với những bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa đĩa đệm đốt sống cổ thì tuyệt đối không được lạm dụng sử dụng thuốc. Trong trường hợp này cần tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa.

Nếu người bệnh cố tình sử dụng thuốc giảm đau acetaminophen trong thời gian dài với liều lượng cao thì có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như: phân có máu hoặc màu, nước tiểu đục hoặc có máu, sốt kèm theo cảm giác ớn lạnh,  trên da xuất hiện các đốm đỏ, đau loét và xuất hiện đốm trắng ở miệng, vàng da...

Trong trường hợp người bệnh đang sử dụng thuốc kháng nấm, thuốc ho lao, thuốc huyết áp, thuốc điều trị ưng thư, gout, viêm khớp, thuốc HIV/ADS thì không nên sử dụng acetaminophen. Nếu có sử dụng thì cần nghe theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Trước khi sử dụng Acetaminophen, bệnh nhân cần lưu ý xem mình có bị dị ứng với thành phần nào của thuốc không; bệnh nhân có tiểu sử bệnh gan không. Quan trọng nhất là phụ nữ có thai không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh bởi nó có thể gây ra một số dị tật cho thai nhi.

Ngoài ra, trong quá trình uống acetaminophen để trị chứng đau nhức vai gáy, người bệnh không được uống rượu, rút thuốc. Bởi nếu vừa uống thuốc vừa hút thuốc, uống rượu có thể làm tăng tác dụng phụ độc gan của acetaminophen.

Cuối cùng, nên bảo quản acetaminophen ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, tuyệt đối không được bảo quản trong phòng tắm, ngăn đá. Khi tiêu hủy thuốc bạn có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ, tránh vứt thuốc vào bồn cầu  hoặc đường ốc dẫn nước. Thêm nữa, tuyệt đối không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

comment Bình luận

largeer