Dịch COVID-19: Những di chứng để lại
Dễ bị tổn thương
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của nhiều người. Nghiên cứu ở châu Á đã báo cáo, tỷ lệ người mắc rối loạn stress sau sang chấn và các vấn đề về lo âu và trầm cảm trong dân số chung cao hơn. Một số bệnh nhân mắc rối loạn ăn uống vốn đã có những chẩn đoán đồng thời này. Những người khác biểu hiện với các dấu hiệu và triệu chứng có chọn lọc từ các rối loạn lo âu, sang chấn và trầm cảm. Các đặc điểm này góp phần vào tâm lý bệnh học và biểu hiện chung của rối loạn ăn uống.
Một số bệnh nhân có thể gặp khó khăn với rối loạn điều hòa cảm xúc. Nỗi sợ và lo lắng hiện tại do COVID-19 tạo ra có thể dẫn đến những hành vi xung động không phù hợp, chẳng hạn như ăn uống vô độ và cố ý làm hại bản thân.
Nhóm bệnh nhân dễ bị tổn thương này có thể bị mất bù vì những hệ lụy tâm lý xã hội từ đại dịch hiện hành. Sự mất bù này có thể trở nên trầm trọng hơn do những hạn chế trong các dịch vụ chuyên khoa và việc đóng cửa các bệnh viện ban ngày, các cơ sở điều trị ngoại trú. Thăm khám tâm thần từ xa đã được sử dụng để tiếp cận bệnh nhân một cách hiệu quả; tuy nhiên, điều này khuyến khích sự tự tin vào năng lực của bản thân và sự tự theo dõi, những việc mà các bệnh nhân này có thể cảm thấy khó khăn.
Giãn cách xã hội góp phần tạo ra sự cô lập và cô đơn trong xã hội. Việc mất kiểm soát và gián đoạn thói quen có thể gây thêm khó khăn. Nhiều người mắc rối loạn ăn uống và cảm thấy lo lắng, stress.
Một nghiên cứu thí điểm trên 32 bệnh nhân cho thấy có một loạt các rối loạn ăn uống. Họ khảo sát tác động của 2 tuần đầu bị giãn cách do COVID-19. Gần 38% cho biết các triệu chứng rối loạn ăn uống diễn tiến tệ hơn và 56,2% báo cáo thêm các triệu chứng lo âu.
Các cá nhân có xu hướng dành nhiều thời gian hơn trên mạng xã hội, việc này có thể củng cố sự cố định của họ về hình ảnh cơ thể “lý tưởng”. Ngoài ra cũng có nhiều cơ hội để truy cập các trang web quảng bá về ăn uống và khuyến khích các hành vi mua bán. Tại thời điểm dịch bệnh, các phòng tập đóng cửa, mọi người hạn chế ra ngoài... Điều này có thể là một yếu tố dẫn đến sự khởi phát rối loạn ăn uống hoặc kéo dài các triệu chứng ở những người đang mắc bệnh.
Những ngày làm việc liên tục, các bác sĩ trẻ phải tranh thủ ngủ tạm nơi bậc thềm để lấy sức. Ảnh: BSCC
Rối loạn tâm lý không chỉ với người dân mà cả nhân viên y tế
Theo WHO, đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần quan trọng ở 93% các quốc gia trên thế giới giữa lúc những nhu cầu về sức khỏe tâm thần gia tăng.
Những người có các vấn đề tâm lý từ trước không thể đến gặp bác sĩ tư vấn trực tiếp, họ cũng là người có nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong cao hơn nếu mắc COVID-19.
Theo nghiên cứu của WHO tại 130 quốc gia ở 6 khu vực chỉ ra, hơn 60% các quốc gia ghi nhận gián đoạn dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhóm người dễ tổn thương như trẻ em và trẻ vị thành niên, phụ nữ và người lớn tuổi, 67% ghi nhận tình trạng gián đoạn tư vấn và trị liệu tâm thần và có tới hơn 70% các quốc gia ghi nhận tình trạng gián đoạn dịch vụ sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc và trường học.
Đặc biệt, các nhân viên y tế làm việc trên tuyến đầu chống dịch cũng đối mặt với rủi ro lớn là dễ bị hậu chấn tâm lý, khi ngày ngày phải tiếp xúc gần với các ca bệnh nặng và tử vong, sống trong nỗi lo sợ thường trực bị lây nhiễm.
Bên cạnh đó, các nhân viên y tế còn phải sống cách ly với gia đình, đối mặt với tâm lý lo ngại của xã hội về việc họ có thể mang SARS-CoV-2. Theo nghiên cứu, cứ trong 4 nhân viên y tế, có 1 người phải vật lộn với chứng trầm cảm và lo lắng trong bối cảnh dịch bệnh, trong 3 người có 1 người mắc chứng mất ngủ.
Một nghiên cứi tại Bỉ cho thấy, khi dịch bệnh đang hoành hành khắp châu Âu, số nhân viên y tế muốn bỏ nghề cao gấp đôi bình thường, còn số người cảm thấy lo lắng khổ sở cao gấp 4 lần.
Các nhà nghiên cứu đều lo ngại tác động của COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần có thể sẽ kéo dài, kể ca sau khi thế giới đã đẩy lùi được đại dịch. Vì vậy, nếu tình trạng này không sớm được khắc phục, nhóm người trẻ tuổi không được hỗ trợ kịp thời để phát hiện và ngăn chặn tình trạng diễn biến xấu đi thì tác động tới tương lai được cho là sẽ không hề nhỏ.
BS. Thúy Vy - Lê Anh
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm