Điều trị bó lá do gãy xương ở trẻ em gây nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử cao

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận 1 bệnh nhi gặp nhiễm trùng nặng do điều trị gãy xương bằng việc bó lá. Bệnh nhi ngay sau đó đã được các bác sĩ tại Xanh Pôn phẫu thuật và tiếp tục theo dõi trong quá trình hồi phục.
27/12/2023 16:49

Tuy nhiên, cứng khớp vai do nhiễm trùng từ việc bó lá là nguy cơ mà bệnh nhi này có thể gặp phải về sau. Và đây không phải bệnh nhi duy nhất mà Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận với tình trạng nhiễm trùng, hoại tử từ việc bó lá/đắp thuốc trong điều trị gãy xương ở trẻ em.

Empty

Phần xương bị hoại tử nghiêm trọng do bó lá của bệnh nhi

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đặc biệt khuyến cáo các gia đình không áp dụng hình thức điều trị này vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng/hoại tử/co cứng khớp/khó vận động,…

Tại hầu hết các viện hiện nay, việc điều trị gãy xương trẻ em đã được áp dụng nhiều phương pháp như: Bảo tồn bằng bó bột với các trường hợp gãy nhẹ; nặng hơn sẽ áp dụng các phương pháp mổ/nắn chỉnh kín/đóng đinh kín,…

Empty

Bệnh nhân hồi phục sau khi được điều trị

Đặc biệt hơn tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, hầu hết các ca gãy xương trẻ em hay người lớn đều đang được áp dụng kỹ thuật mới nắn chỉnh kín và xuyên đinh dưới màn tăng sáng, giúp trẻ chỉ phải trải qua 1 cuộc tiểu phẫu nhỏ, ít đau đớn và sợ hãi, vết mổ rất nhỏ chỉ < 1cm, không để lại sẹo và hồi phục nhanh.

Khi không may bị gãy xương, các con cần được đưa ngay tới bệnh viện uy tín để khám và điều trị, tránh để bị ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lý về sau bởi các phương pháp dân gian như đắp lá/đắp thuốc/bôi mật gấu,…

Mạnh Hà

comment Bình luận

largeer