Điều trị các bệnh lý tiêu hóa và xương khớp bằng châm cứu, bấm huyệt Lương Khâu

Huyệt Lương Khâu là huyệt đạo nằm ở gần đầu gối chân, có vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý tiêu hóa và xương khớp.
24/08/2022 11:13

Huyệt Lương Khâu là gì? Nằm ở đâu?

Huyệt Lương Khâu hay còn được gọi là huyệt Thương Kheo, Lương Khư, Khóa Cốt, Thương Khấu,… Theo từ điển Hán Việt, Lương có nghĩa là đỉnh, nơi cao nhất, Khâu có nghĩa là đồi. Sở dĩ huyệt đạo này có tên như vậy là bởi vị trí nằm ngay trên đầu gối, có hình dáng giống sườn đồi, sườn gò đất (Theo Trung Y cương mục).

Lý giải thêm về huyệt đạo này, các chuyên gia y học cổ truyền cũng cho biết:

huyet-luong-khau

Vị trí huyệt Lương Khâu

Về đặc tính: Huyệt Lương Khâu là huyệt thuộc kinh Giáp Ất, đứng 34 của Kinh Vị. Ngoài ra huyệt đạo này còn là huyệt Khích của kinh Vị, vì thế khi đau dạ dày người bệnh thường trở nên rất mẫn cảm với huyệt đạo này.

Về đặc điểm giải phẫu: Phía dưới lớp da của huyệt đạo là gân cơ của chân sau, sát với phần cơ khớp, sên và thuyền. Tại đây, có dây thần kinh vận động cơ là nhánh của dây chày sau. Đặc biệt huyệt đạo này còn được chi phối bởi 2 đoạn thần kinh là L4 và L5.

Với những đặc tính nổi bật như thế, việc xác định huyệt Lương Khâu không quá khó khăn. Người bệnh có thể tìm thấy huyệt vị này theo 2 cách sau đây:

Cách 1: Dựa vào quan sát, người bệnh sẽ thấy huyệt Lương Khâu nằm ở phía trên đầu gối khoảng 2 tấc, tại vị trí giữa hai đường gân, thẳng lên trên huyệt Độc Tỵ.

Cách 2: Ngoài quan sát bằng mắt thì huyệt vị này còn có thể xác định dựa vào vận động. Người bệnh chỉ cần để thẳng chân ra, ngay góc ngoài của xương bánh chè sẽ xuất hiện 1 vị trí lõm. Phần đó chính là huyệt Lương Khâu.

Huyệt Lương Khâu có tác dụng gì? Cách phối huyệt trong điều trị bệnh lý

Theo các thư y cổ, huyệt Lương Khâu thuộc kinh vị có công dụng rất tốt trong việc thông điều, vị khí, hòa trung, giáng nghịch, khu phong, hóa thấp. Tác dụng chính của huyệt vị này được chia dựa vào vị trí của huyệt vị và theo các kinh mà huyệt chi phối. Cụ thể:

Tác dụng tại chỗ: Do nằm gần ngay xương bánh chè nên huyệt đạo này thường có tác dụng trị đau khớp đầu gối. Việc tác động đúng cách sẽ giúp giải tỏa áp lực của dây thần kinh, từ đó cải thiện cơn đau cấp tính.

Dựa theo kinh: Huyệt Lương Khâu thuộc kinh Giáp Ất lại còn là huyệt Khích của Kinh Vị do đó thường được ứng dụng để điều trị các chứng bệnh đau dạ dày, tắc tia sữa, viêm tuyến vú. Theo các chuyên gia y học cổ truyền, huyệt vị này khi được kích thích sẽ giúp ức chế sự co bóp của dạ dày. Từ đó hỗ trợ giảm tiết dịch vị, suy yếu công năng tiêu hóa, ức chế cảm giác thèm ăn, giảm mỡ thừa và chống béo phì hiệu quả.

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh lý ngoài việc tác động huyệt Lương Khâu, các thầy thuốc còn cần hiểu rõ sự tuần hành của kinh mạch, sự phân bố của huyệt vị và những biểu hiện của bệnh tại mỗi kinh. Từ đó biết cách phối hợp huyệt đạo liên quan trong ứng dụng trị bệnh. Dưới đây là một vài huyệt đạo thường được sử dụng để phối kết hợp với Lương Khâu:

Lương khâu phối với huyệt Dương Quan, Khúc Tuyền để trị chứng co rút gân cơ, chân không bước được.

Phối với huyệt Địa Ngũ Hội để trị chứng vú sưng, đau.

Phối với huyệt Dương Lăng Tuyền, Hoàn Khiêu, Tam Giao để trị chứng đầu gối sưng to.

Phối với huyệt Lăng Tuyền, Dương Lăng Tuyền, Độc Tỵ, Tất Dương Quang để trị chứng viêm khớp khối.

Phối với huyệt Nội Quan, Trung Quảng để trị chứng viêm, đau dạ dày.

Phối với huyệt Côn Lôn, Trung Liêu để điều trị hạ lỵ.

Cách tác động lên huyệt vị để điều trị bệnh liên quan

Được nhắc đến là huyệt đạo quan trọng, tác động nhiều Kinh Mạch trên cơ thể. Việc day ấn và bấm huyệt Lương Khâu có thể trị liệu được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bản thân người bệnh cần thực hiện theo đúng các thao tác khuyến cáo dưới đây.

Cách châm cứu

Trước khi tiến hành chấm cứu, bạn cần lựa chọn tư thế thoải mái. Tốt nhất là nằm trên giường hoặc sử dụng ghế có tựa, đồng thời thư giãn tinh thần, tập trung vào hành động châm cứu của thầy thuốc. Lưu ý tư thế nằm thoải mái rất quan trọng, nó quyết định phần lớn hiệu quả của liệu trình điều trị. Do vậy người thực hiện cần tuân thủ theo chỉ dẫn của các thầy thuốc để có quá trình điều trị tốt nhất.

Các bước tiến hành châm cứu huyệt Lương Khâu được tiến hành như sau:

Xác định vị trí huyệt đạo theo một trong 2 cách đã được hướng dẫn ở phần trên.

Tiến hành khử trùng kim châm qua lửa để tránh bội nhiễm.

Châm thẳng kim xuống huyệt, sâu khoảng 0.5-1 thốn, cứu từ 3-5 tráng, ôn cứu từ 5- 10 phút.

Cách bấm huyệt

Tương tự như các huyệt vị khác trên cơ thể, việc bấm huyệt Lương Khâu cũng cần đúng thao tác, tránh sai sót gây hại cho sức khỏe. Phương pháp bấm huyệt này được tiến hành theo các bước như sau:

Sau khi xác định chính xác vị trí của huyệt vị thì dùng ngón trỏ hoặc ngón cái day bấm liên tục từ 1-3 phút.

Có thể day cả 2 huyệt cùng 1 lúc tại hai chân bằng ngón tay cái.

Cách làm này sẽ giúp tăng cường chức năng tạng Tỳ, trừ đàm khí ra khỏi cơ thể, từ đó giúp người bệnh thư giãn tinh thần, giải phóng căng thẳng,…

Ứng dụng trong điều trị bệnh lý

Như đã nói ở trên, huyệt Lương Khâu có rất nhiều ứng dụng trong điều trị bệnh lý. Cụ thể người bệnh có thể áp dụng một số liệu pháp dưới đây để trị bệnh.

Bấm huyệt trị bệnh dạ dày

Trong Đông Y, đau dạ dày là chứng vị quản thống. Bệnh lý này xuất hiện chủ yếu là do tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, sinh hoạt không điều độ khiến khí trệ ở Tỳ và Vị. Để trị liệu chứng bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể tác động lên Lương Khâu để thúc đẩy khí huyệt, giảm nhanh các chứng ợ chua do tăng acid dịch vị, và ngăn chặn các cơn đau dạ dày cấp. Cụ thể:

Đặt 2 ngón tay lên vị trí huyệt vị bên trái và bên phải.

Day ngược với chiều của kim đồng hồ từ 1-3 phút.

Kết hợp với việc gia tăng lực đạo từ nhẹ đến mạnh cho đến khi không thể chịu được thì dừng.

Đối với những trường hợp bị viêm dạ dày do ảnh hưởng thần kinh thì dùng phương pháp đốt cứu kết hợp với bấm huyệt sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Giảm cân

Một số y thư cổ có ghi lại phương pháp giảm cân bằng việc bấm huyệt Lương Khâu. Tuy nhiên liệu pháp này chỉ thực sự có hiệu quả khi người bệnh kiên trì thực hiện và kết hợp chế độ ăn uống hợp lý.

Xác định vị trí Lương Khâu trên đầu gối chân.

Day bấm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút với lực đủ mạnh để giúp giảm cảm giác thèm ăn.

Chữa đau khớp gối

Lương Khâu là huyệt vị nằm ở đầu gối do đó việc day ấn vào huyệt đạo này có thể giúp điều hòa trung khí, khu phong hóa thấp, trị liệu xương khớp.

Cụ thể người bệnh chỉ cần dùng ngón tay bấm mạnh lên vị trí huyệt từ 1-2 phút là được.

Ngoài cách làm này thì bạn cũng có thể kết hợp châm cứu huyệt Lương Khâu với Tất Nhãn, Độc Tỵ, Huyết Hải, Dương Lăng Tuyền,… để nâng cao hiệu quả.

Những lưu ý quan trọng khi tác động huyệt Lương Khâu

Là huyệt đạo thuộc Kinh vị, nơi giao của nhiều đường kinh trong cơ thể. Do đó, khi trị liệu bằng huyệt Lương Khâu người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Luôn thực hiện thao tác day, ấn, bấm huyệt nhịp nhàng, đảm bảo tác động vào huyệt với lực đạo vừa đủ. Trường hợp không muốn day ấn bằng tay, người bệnh có thể sử dụng một vật dụng tương tự như chiếc đũa nhỏ, hoặc 5-6 chắc tăm bông, buộc lại với nhau.

Nên kiên trì day, ấn huyệt trong vòng 15-30 ngày, mỗi ngày 1 lần theo khuyến cáo của bác sĩ. Trường hợp muốn thay đổi liệu trình điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Nếu đột nhiên bị chóng mặt, ra mồ hôi, mặt tái nhợt, tim đập mạch,… người bệnh cần ngừng day bấm huyệt. Sau đó lau khô mồ hôi, uống nước nóng, ủ ấm và nghỉ ngơi tại chỗ cho đến khi bình phục.

Những trường hợp bệnh nhân có khối u, đối tượng mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính hoặc người đang sốt cao không được tác động huyệt đạo này.

Chỉ nên thực hiện day ấn bấm huyệt khi được hướng dẫn bởi các chuyên gia có tay nghề, Không lạm dụng, kéo dài thời gian điều trị khi chưa có sự cho phép vì điều này rất dễ gây tổn hại dương khí, tăng nguy cơ mắc bệnh lý khác.

Ngoài việc bấm huyệt người bệnh còn cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, khiến cơ thể mệt mỏi, stress, gây ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu.

Theo Tạp chí Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer