Định lượng cea là gì và khi nào nên làm xét nghiệm này?

Định lượng cea là gì và nó giúp gì cho việc chuẩn đoán và điều trị bệnh ? Vấn đề này không phải ai cũng nắm được. Xét nghiệm cea giúp theo dõi sự tái phát của một số bệnh ung thư. Bạn đọc quan tâm nên theo dõi bài viết dưới đây để nắm được các thông tin hữu ích.
07/09/2018 15:49

1. Tìm hiểu định lượng cea là gì?

Định lượng cea là gì ? Cea có tên đầy đủ là Carcinoembryonic Antigen. Đây là một loại protein thường thấy trong mô của thai nhi và nồng độ này sẽ mất đi sau khi sinh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chỉ số cea đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sự tái phát một số loại bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng. Ở người lớn, định lượng cea là gì được xác đinh là bình thường khi có chỉ số < 4 ng/mL. Nếu vượt quá chỉ số này, nó được xem như dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư.

Empty

Định lượng cea là gì và khi nào nên làm xét nghiệm này? Tăng 30% liều lượng CEA/ lít máu cẩn trọng bệnh ung thư vú.

Các chỉ số CEA trong máu tăng có liên quan đến một số bệnh lí :

- Tăng 50% liều lượng CEA /lít máu cẩn trọng bệnh ung thư đại tràng, trực tràng.

- Tăng 30% liều lượng CEA/ lít máu cẩn trọng bệnh ung thư vú.

- Tăng 29% liều lượng CEA/ lít máu cẩn trọng bệnh ung thư phổi.

- Nếu chỉ số tăng dao động trong khoảng từ 10 – 29% liều lượng CEA/lít máu dễ gặp vấn đề về các bệnh : viêm phổi, viêm tuỵ, gan, túi mật – túi thừa, ung thư tuyến giáp, ung thư hệ sinh dục, ung thư đường tiết niệu, tuyến tuỵ...

2.Sử dụng xét nghiệm cea như thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, định lượng cea là gì được sử dụng chủ yếu để theo dõi các bệnh nhân điều trị bệnh ung thư. Nhất là những người bị ung thư đại tràng.

Xét nghiệm cea được dùng sau khi bệnh nhân đã tiến hành phẫu thuật, theo dõi chặt chẽ xem hiệu quả điều trị bệnh đến đâu, bệnh có bị tái phát không. Nhiều bệnh nhân bị mắc các loại ung thư khác : ung thư vú, ung thư gan, phổi , ung thư dạ dày hay ung thư tuyến tụy cũng dùng loại xét nghiệm này.

Tuy nhiên, có một thực tế rằng không phải tất cả các loại bệnh ung thư đều tiết ra lượng cea cao. Và cũng vì thế không phải kết quả xét nghiệm cea cao lúc nào cũng được kết luận là mắc bệnh ung thư. Hãy nhớ rằng, xét nghiệm cea không được dùng để sàng lọc ung thư. Đây là điều khiến nhiều người dễ hiểu lầm.

3. Chỉ định làm xét nghiệm cea khi nào?

Các bác sĩ thường chỉ định làm xét nghiệm cea khi đối với những bệnh nhân mắc ung thư đại tràng.  Chỉ số cea trong máu sẽ được đo trước và sau khi điều trị để đánh giá sự phản hồi trong quá trình chữa bệnh.

dinh luong cea la gi va khi nao nen lam xet nghiem nay (1)

Định lượng cea là gì và khi nào nên làm xét nghiệm này? Người bệnh nên chỉ động làm xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra chỉ số cea trong máu

Thông thường, bệnh nhân ở gia đoạn đầu sẽ có các khối u nhỏ. Các khối u này sẽ sản xuất ra cea. Vì thế, bác sĩ sẽ tiến hành chuẩn trị cắt bộ. Nếu chỉ số cea tăng dần thì đây là dấu hiệu cảnh báo sự tái phát của khối u.

Người bệnh nên chỉ động làm xét nghiệm thường xuyên để kiểm tra chỉ số cea trong máu. Bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên kiểm tra định lượng động trong 3 tháng/lần và ít nhất trong 2 năm đầu khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư.

Bài viết chia sẻ những thông tin về định lượng cea là gì cùng các vấn đề liên quan. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc hãy để lại câu hỏi chúng tôi sẽ giải đáp.

comment Bình luận

largeer