Giải đáp những thắc mắc về COVID-19

Nhân buổi Hội thảo “Phòng chống COVID-19 tại cộng đồng” do Hội Giáo dục chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam phối hợp với Hội quân dân y Việt Nam và Bộ môn Y học gia đình - Trường Đại học Y hà nội tổ chức, các chuyên gia sẽ giải đáp những thắc mắc của người dân về bệnh COVID-19, phương pháp điều trị, mô hình quản lý bệnh nhân tại nhà,...
01/09/2021 21:03

Câu hỏi gửi PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh - Trưởng Bộ môn Y học gia đình, Đại học Y Hà Nội

Câu hỏi: Có khuyến cáo nào để hướng tới tình huống người bệnh sau khi tiêm Astrazeneca mũi 1 có huyết khối?

Thường chúng tôi cũng đã gặp một số trường hợp có biểu hiện nghi ngờ huyết khối. Tất cả những điều này đều phải có nhân viên y tế, cơ sở y tế và đến bệnh viện, chúng ta không tự ý xử lý ở nhà.

Dấu hiệu nghi ngờ để cần phải đến bệnh viện. Ví dụ như những huyết khối có biểu hiện tắc mạch não thì có đau đầu, tắc mạch chi thì có phù 1 bên chân.

Ví dụ tiếp, sau tiêm với những phản ứng thông thường như đau, sốt, mệt mỏi thì không cần đến bệnh viện, chúng ta có thể tự xử lý ở nhà và chúng tôi có một tổng đài riêng để tư vấn sau tiêm. Lưu ý, với những người dân bình thường chưa có chuyên môn về y tế và những bác sĩ không chuyên về bệnh lý này thì chúng ta cứ theo dõi, với những phản ứng hông thường thì tự xử lý còn thấy những gì bất thường thì yêu cầu nhập viện ngay.

tiemcovid19

Câu hỏi: Có làm xét nghiệm D-dimer hay không?

Tùy tình huống, ở thời điểm tiếp nhận người bệnh chúng tôi sẽ cho xét nghiệm hay không và cũng khuyến cáo nhiều người trước khi tiêm phòng vaccine voứi những câu hỏi như cơ địa của tôi có cần uống thuốc chống đông không? có nên đi xét nghiệm máu không? đi xét nghiệm D-dimer để tiên lượng nguy cơ sẽ gây tắc mạch sau tiêm phòng vaccine không? Tất cả những xét nghiệm đó đều không có giá trị, vì trước khi tiêm phòng vaccine, cơ thể mình đang rất bình thường, chỉ khi nào vaccine vào cơ thể mới có phản ứng và có thay đổi, cho nên những xét nghiệm ngay trước khi tiêm cũng không cần thiết.

Câu hỏi: Tiêm Astrazeneca mũi một bị chảy máu cam liên tục 2 ngày thì có nên tiêm mũi 2 hay không?

Phản ứng chuyển màu cam này có thể trên cơ địa của mình và không được cho là phản ứng phản vệ cho nên vẫn nên tiêm mũi hai theo đúng liệu trình.

Câu hỏi: Phụ nữ đang cho con bú 3 tháng tuổi xuất hiện các phản ứng sau tiêm như sốt, đau đầu, đau cơ thì nên dùng thuốc gì?

Phụ nữ cho con bú thì dùng giảm đau hạ sốt, thông thường nên uống Paracetamol

Câu hỏi: Người đã tiêm 2 mũi Astrazeneca thì khả năng nhiễm virus có thấp hơn người chưa tiêm hoặc tiêm một mũi không?

Có. Nếu tiêm đầy đủ 2 mũi thì khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm virus cao hơn rất nhiều so với người tiêm một mũi hoặc có thể cao hơn nhiều hơn so với người không được tiêm/

Câu hỏi: Bệnh nhân viêm gan mạn, men gan cao, xơ gan, tiểu cầu dưới 100 thì có tiêm vaccine được không?

Ở giai đoạn này thì chưa nên tiêm vaccine, bởi nếu mà men gan tăng cao và tiểu cầu rất là thấp thì xác suất có thể xảy ra tai biến sau tiêm. Sẽ điều trị ổn định rồi mới tiêm.

Câu hỏi: Em đã tiêm mũi một của Moderna thì có thể tiêm mũi 2 hãng khác như Pfizer được không?

Hiện nay, trên thế giới mặc dù Moderna và Pfizer cùng một cơ chế sản xuất vaccine là mRNA nhưng không có khuyến cáo tiêm mũi 1 Moderna và mũi hai Pfizer và ngược lại các khuyến cáo đều cho là chúng ta tiêm vaccine của dòng nào thì mũi một và mũi hai cùng một dòng.

Câu hỏi: Đã tiêm mũi 1 Pfizer nhưng do nguyên nhân nào đó đã bị quá hạn thì có phải tiêm lại từ đầu không?

Không. Kể cả sau 6 tuần chưa được tiêm thì cũng nên cố gắng được tiêm sớm nhất khi có vaccine, khi có điều kiện và không coi mũi đấy là mũi 1. Nên không phải tiêm lại từ đầu.

Câu hỏi: Vì sao bệnh nhân COVID phải chờ đủ 6 tháng sau khi khỏi bệnh mới được tiêm ngừa?

Bệnh nhân COVID khi nhiễm bệnh đã tự sinh ra kháng thể trong cơ thể và cũng gần giống như là mình đã có kháng thể bảo vệ và sau 6 tháng kháng thể đã xuống thấp, không còn khả năng để bảo vệ. Khi đó được khuyến cáo chích ngừa để tăng lượng kháng thể lên.

Câu hỏi: Tiêm vaccine và không tiêm vaccine thì cơ chế tác động của virus khác nhau ở điểm nào?

Tiêm vaccine đã cho cơ thể làm quen để tạo ra kháng thể chống lại virus SARS-COV-2 nên khi virus tấn công thì lúc đó mình đã có một lực lượng hàng rào bảo vệ sự tấn công của virus nên sẽ bị nhẹ hơn, không bị nặng. Còn người chưa tiêm sẽ bị nặng hơn, còn việc nặng nhẹ khác nhau cũng tùy thuộc vào mức độ phản ứng của cường kháng thể khác nhau.

Câu hỏi gửi TS.BS Nguyễn Như Vinh, Phó trưởng Trung tâm Bác sỹ gia đình, Đại học Y dược TP HCM

Câu hỏi: Theo thống kê sơ bộ, ở Việt Nam, lứa tuổi có tỉ lệ mắc COVID-19 và tỉ lệ tử vong cao nhất là khoảng 30 - 55 tuổi. Vậy tại sao lại để tiêu chí tuổi dưới 50 cho điều trị F0 tại nhà?

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, những người trên 60 tuổi mới là những người có nguy cơ bị tử vong cao nhất, còn dưới 50 tuổi thì nguy cơ sẽ ít hơn chứ không phải là tử vong cao nhất từ lứa tuổi 30 - 55. Có thể có một số thống kê vẫn chưa thể nào chính xác hết nhưng các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng trên 65 tuổi nguy cơ cao còn từ 46 - 64 tuổi mà có bệnh nền cũng là nguy cơ cao. Dĩ nhiên, nếu được chúng ta sẽ cho tất cả những bệnh nhân này tới cơ sở y tế để theo dõi là tốt nhất.

Hiện trong tình trạng quá tải ở TP HCM thì cũng phải biết được lứa tuổi nào, nhóm bệnh nào là nguy cơ cao để phải đến cơ sở y tế còn nhóm ít nguy cơ hơn chứ không phải là không có nguy cơ thì điều trị ở nhà. Và người nào được điều trị ở nhà phải có điều kiện về cơ sở vật chất như là phòng riêng, dụng cụ thuốc men cơ bản, liên lạc được với nhân viên y tế trong tình huống khẩn cấp.

Câu hỏi: Thầy Vinh có thể chia sẻ kinh nghiệm tư vấn điều trị cho những ca mất vị giác thường xuất hiện bao lâu, kéo dài bao lâu, có thể duy trì sử dụng thuốc hay phương pháp gì hay không, một số bệnh nhân rất lo lắng về triệu chứng này?

Đến nay, vẫn chưa có cơ chế nào làm mất vị giác hoặc làm mất khứu giác. Nhưng từ một số nghiên cứu cho thấy khoảng 50% bệnh nhân mất vị giác và khứu giác.

Một thống kê cho thấy khoảng 75 - 85% tình trạng mất vị giác và mất khứu giác có thể phục hồi sau 6 tháng và đa phần là phục hồi sau 4 tuần còn sau 6 tháng khoảng 95% là đã phục hồi hoàn toàn. Như vậy, có 5% còn có thể kéo dài hơn.

Phương pháp điều trị: Thứ nhất, mình phải tư vấn cho bệnh nhân để họ bớt lo lắng. Thứ hai, bệnh nhân nên tập để làm quen lại với một số mùi và mất vị giác có thể nếm một số thực phẩm. Đặc biệt, lời khuyên là trong giai đoạn mắc bệnh và mất vị giác nên ăn uống không thấy ngon lành, do đó, nếu được nên chế biến thức ăn có nhiều màu sắc khác nhau để kích thích cảm giác thèm ăn của bệnh nhân.

dieutri

Câu hỏi: Em ở Quận 10, trường hợp nếu mắc bệnh thì làm sao có thể tiếp cận với trung tâm tư vấn của Đại học Y dược trong tình huống y tế phường đã quá tải, không có người nhận điện thoại?

Hiện nay, trong mô hình quản lý của Đại học Y dược có trụ số 0 là trụ đi thu thập dữ liệu bệnh nhân để gửi cho Đại học Y dược quản lý và trụ đó là y tế phường, y tế quận. Cho nên, Đại học Y dược không có đường dây nóng để bệnh nhân gọi tới mà bệnh nhân sẽ gọi tới đường dây nóng theo số 1022 của TP HCM.

Còn những bệnh nhân từ nguồn thông tin nào đó mà gọi trực tiếp được tới các bác sĩ của bệnh viện Đại học Y dược thì chúng tôi vẫn đưa vào hệ thống. Khi đó, bác sĩ sẽ đưa ra danh sách của bệnh nhân đó vào nơi điều phối để phân chia cho các bác sĩ một cách hợp lý.

Câu hỏi: Việc theo dõi và chăm sóc F0 tại nhà, trong đó có vấn đề quan trọng là theo dõi SpO2, như vậy người dân khác sẽ gặp khó khăn khi không có máy đo. Em thấy và đang sử dụng phần mềm theo dõi sức khỏe trong đó có đo SpO2, vì không có kiểm chứng nên không biết mức độ chính xác như thế nào, có thể phổ biến để người dân theo dõi được không. Rm thường đo vào buổi sáng và SpO2 luôn đạt 96 đến 98%.

Đúng là có một số người họ không biết làm thế nào để đo SpO2 khi mà không có máy nhưng kể cả khi có máy thì chúng ta biết là hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy khác nhau, cũng không thể biết được máy nào đo chính xác, máy nào không chính xác. Do đó, chúng ta luôn luôn phải kết hợp thông tin của máy với lại đánh giá lâm sàng của bác sĩ. Cho nên nhiều tình huống phải gọi video call để đánh giá đếm nhịp thở của bệnh nhân xem có hô hấp phổi hay không, có bị tím môi, đầu, chi, tím mặt hay không để biết chỉ số SpO2 đó tương xứng với lâm sàng.

Dĩ nhiên có một số tình huống thiếu oxy thầm lặng, có những bệnh không có triệu chứng lâm sàng nhưng SpO2 bị tụt, trong những tình huống đó sẽ khó hơn. Và trên Facebook của Khoa Y, Đại học Y dược TP HCM cũng giới thiệu một số phần mềm đo SpO2 tại nhà. Nhưng đúng là qua app thường không chính xác cho lắm và có nhiều trường hợp dựa vào app đã đưa ra những quyết định sai. Và quyết định sai của đội 1 là đội tư vấn có thể làm tốn thời gian công sức của đội 2. Nhưng cũng không gây hại gì cho người bệnh, bởi máy đo bị sai thì thường hay chứ không sai cao.

Câu hỏi gửi GS.TS Cao Tiến Đức - Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, Học viện Quân Y

Câu hỏi: Đối với bệnh nhân có rối loạn tâm thần (hưng cảm, trầm cảm) đang điều trị thì dùng thuốc liều bao nhiêu điều trị và được bao nhiêu lâu để coi bệnh đã ổn định và chỉ định tiêm?

Vấn đề bệnh nhân tâm thần lúc nào ổn định cũng rất khó trả lời bởi vì mỗi bệnh nhân có phản ứng lâm sàng khác nhau, điều trị nhiều thuốc khác nhau. Trong khi, thời gian đáp ứng ở từng bệnh nhân cũng khác nhau, có những bệnh nhân chỉ cần một vài ngày là đã ổn định, còn có những bệnh nhân phải nhiều tuần thì mới đạt được mức độ ổn định. Cho nên không thể nói được một con số cụ thể. Chúng ta phải tùy thuộc vào từng bệnh nhân.

Về tiêm phòng: Hiện nay, chúng ta coi bệnh lý tâm thần là bệnh nền và chưa có một quy định cụ thể nào của Bộ Y tế cho người bệnh tâm thần tiêm vaccine. Bởi những người này không tự ý thức được bản thân có cần tiêm hay không cần tiêm và cũng không biết xử lý phản ứng như thế nào.

Thu Trang

comment Bình luận

largeer