Hà Nội nâng cao năng lực các cấp, ngành trong phòng chống tai nạn thương tích và nhân rộng các mô hình cộng đồng an toàn tiêu chuẩn Việt Nam

Hà Nội nâng cao năng lực các cấp, ngành trong phòng chống tai nạn thương tích (TNTT) và nhân rộng các mô hình cộng đồng an toàn (CĐAT) tiêu chuẩn Việt Nam.
13/02/2025 15:02

Hoạt động phòng, chống TNTT, xây dựng CĐAT trên địa bàn thành phố đặt ra 4 mục tiêu hoạt động đến năm 2025, cụ thể nâng cao năng lực của các cấp, các ngành trên địa bàn Thủ đô trong chỉ đạo, tổ chức, triển khai, giám sát các hoạt động phòng, chống TNTT tại cộng đồng; duy trì và nhân rộng các mô hình CĐAT - tiêu chuẩn Việt Nam; nâng cao năng lực sơ cấp cứu TNTT tại cộng đồng, chăm sóc chấn thương trước viện và phục hồi chức năng; nâng cao năng lực ghi nhận, giám sát và báo cáo dữ liệu TNTT.

Trong năm 2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành giám sát hỗ trợ 18 quận huyện triển khai hoạt động phòng, chống TNTT trên địa bàn. Thành phố và quận huyện giám sát hỗ trợ xây dựng CĐAT tiêu chuẩn Việt Nam tại 30 xã, phường, thị trấn đăng ký. Các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát tại các quận huyện, xã, phường.

-17393628898742124344409

Phối hợp với các nhà trường nâng cao kĩ năng sơ cấp cứu đuối nước cho học sinh

Năm 2024, ngành y tế đã phối hợp với quận, huyện, thị xã hướng dẫn 42 xã, phường đăng ký xây dựng CĐAT mới. Các quận huyện đã phối hợp lồng ghép hoạt động phòng, chống TNTT - xây dựng CĐAT với các hoạt động phòng, chống TNTT trẻ em, tai nạn giao thông, tai nạn do đuối nước và một số TNTT thường gặp khác. Thành phố đã giám sát hỗ trợ tăng cường tại 82 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã. Trong năm 2024 ghi nhận thêm 8 xã, phường đạt CĐAT tiêu chuẩn Việt Nam. Thẩm định duy trì tại 7 xã thuộc 3 quận, huyện: Ba Đình, Mê Linh, Đan Phượng. Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 188 xã, phường, thị trấn được công nhận CĐAT tiêu chuẩn Việt Nam, trong đó có quận Long Biên, Hà Đông có 100% xã, phường đã đạt CĐAT tiêu chuẩn Việt Nam.

Ngành y tế đã chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phương tiện chuyên dụng, trang thiết bị, thuốc cấp cứu đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân TNTT trong thời gian nhanh nhất kể từ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu. Duy trì các trạm cấp cứu khu vực đảm bảo công tác cấp cứu các trường hợp TNTT ngoài bệnh viện; luôn sẵn sàng đảm bảo công tác sơ cứu, cấp cứu tại chỗ và vận chuyển, hồi sức cấp cứu người bị tai nạn giao thông về các cơ sở khám, chữa bệnh phù hợp tình hình thương tật trên tuyến đường cao tốc. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trang bị đầy đủ các trang thiết bị y tế, thuốc trong chăm sóc chấn thương thiết yếu đối với người bị TNTT, phục hồi chức năng sau TNTT; nâng cao năng lực sơ cấp cứu, vận chuyển, xử lý, phục hồi chức năng cho người bị TNTT tại các cơ sở y tế theo quy định. Các bệnh viện có hoạt động phục hồi chức năng duy trì hoạt động tư vấn phục hồi chức năng sau điều trị TNTT theo quy định.

Theo đó, Trung tâm cấp cứu 115 đảm bảo 100% các trường hợp cấp cứu vì TNTT được các kíp cấp cứu điều trị trước khi chuyển viện và theo dõi chặt chẽ trên đường vận chuyển. Tổng số trường hợp được Trung tâm cấp cứu 115 cấp cứu, vận chuyển là 9150 người, trong đó nam giới 6143 người, nữ giới 3007 người; chủ yếu do tai nạn giao thông, xảy ra trên đường đi. Trên địa bàn xã, phường, thị trấn có 267 lượt người bị TNTT và đã được sơ cấp cứu ban đầu bởi mạng lưới cộng tác viên sơ cấp cứu của ngành y tế.

Về nâng cao năng lực ghi nhận, giám sát và báo cáo dữ liệu TNTT, trong năm 2024 đã có 10.210 trường hợp mắc TNTT 10.210, trong đó có 291 trường hợp tử vong. Số trường hợp mắc TNTT ghi nhận tại các bệnh viện là 65.168, số chết do TNTT vào viện là 231 trường hợp.

Công tác phòng, chống TNTT - xây dựng CĐAT đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền và các ban, ngành đoàn thể và có sự phối hợp liên ngành, đặc biệt là giữa ngành y tế và giáo dục trong công tác xây dựng và đánh giá trường học an toàn, CĐAT tiêu chuẩn Việt Nam. Công tác xây dựng, duy trì trường học an toàn, ngôi nhà an toàn, CĐAT cơ bản được duy trì và nhân rộng.

Các hoạt động chuyên môn được triển khai có hiệu quả. Các số liệu về TNTT được các xã, phường, quận huyện, cơ sở y tế cập nhật thường xuyên làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch trong thời gian tiếp theo.

Thời gian tới, toàn thành phố tiếp tục duy trì 155 CĐAT tiêu chuẩn Việt Nam tăng 45 xã, phường đạt tiêu chuẩn CĐAT. 100% đơn vị các cấp từ thành phố đến quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn lồng ghép các hoạt động phòng, chống TNTT trẻ em, phòng chống tai nạn giao thông trong hoạt động xây dựng CĐAT.

Trung tâm cấp cứu 115 đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân TNTT trong thời gian nhanh nhất kể từ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu. 100% trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, tàu thuyền và các phương tiện giao thông công cộng được trang bị tủ, túi hoặc hộp sơ cấp cứu tại chỗ. 70% người bị TNTT tại cộng đồng được sơ cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở. Xây dựng và triển khai thí điểm mô hình tư vấn phục hồi chức năng sau điều trị nhân rộng thêm 1 bệnh viện mỗi năm.

100% đơn vị từ thành phố đến quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn tổ chức ghi nhận, giám sát và báo cáo số liệu mắc và tử vong do TNTT theo quy định. 100% các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội tại các cấp tham gia hoạt động phòng, chống TNTT tại cộng đồng và báo cáo hoạt động theo quy định.

Thu Hằng

comment Bình luận

largeer