Hà Nội: Nâng cao năng lực dự phòng, phát hiện và quản lý điều trị bệnh ung thư
Cùng với việc phối hợp liên ngành trong công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động phòng chống bệnh ung thư, truyền thông với chỉ tiêu ít nhất 80% người từ 40 tuổi trở lên được truyền thông, cung cấp thông tin, hướng dẫn để biết theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm bệnh ung thư, ngành Y tế còn cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh ung thư.
Ngành Y tế cung cấp các dịch vụ khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe, đo các chỉ số và các nghiệm pháp để phát hiện sớm ung thư, ưu tiên người từ 40 tuổi trở lên và người có nguy cơ cao. Chỉ tiêu ngành Y tế đưa ra là ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ được sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư đại trực tràng và ít nhất 40% số người mắc một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm để nâng cao hiệu quả điều trị.

Trong năm 2024, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức khám sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho nữ công nhân các khu công nghiệp (Ảnh: Sở Y tế Hà Nội)
Ngành Y tế tổ chức các hình thức sàng lọc, phát hiện bệnh ung thư thường xuyên khi người dân đến sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế, đặc biệt là trạm y tế; sàng lọc, phát hiện bệnh ung thư lồng ghép với các hoạt động chăm sóc sức khỏe khác trên địa bàn; tổ chức các chương trình, hoạt động sàng lọc, phát hiện bệnh ung thư, kiểm tra sức khỏe tại cộng đồng. Song song với đó là lập hồ sơ để theo dõi, tư vấn, dự phòng cho người bệnh và người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư, quản lý người bệnh ung thư tại cộng đồng.
Tại các cơ sở điều trị thực hiện chẩn đoán, điều trị toàn diện, chuyên sâu bệnh ung thư theo phân tuyến kỹ thuật, đồng thời kê đơn dinh dưỡng, vận động thể lực, tư vấn tâm lý và thay đổi lối sống cho người mắc bệnh ung thư; chăm sóc giảm nhẹ, trị liệu tâm lý cho người bệnh ung thư tại cơ sở y tế, tại nhà.
Ngành Y tế cũng tập trung phát triển, nâng cao năng lực hệ thống cung cấp dịch vụ phòng chống bệnh ung thư. Xây dựng hệ thống giám sát lồng ghép trong hệ thống thông tin y tế quốc gia để thu thập, theo dõi, dự báo, giám sát yếu tố nguy cơ, số mắc bệnh và tử vong, đáp ứng của hệ thống y tế, hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh ung thư.
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội được Sở Y tế giao nhiệm vụ là đơn vị thường trực có trách nhiệm cung cấp thông tin và tổ chức tốt công tác tuyên truyền phòng chống ung thư, tầm quan trọng của khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư. Bệnh viện cũng phối hợp với y tế cơ sở và các đơn vị liên quan tổ chức khám sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng để phát hiện sớm ung thư, thu dung vào quản lý, điều trị theo quy định. Cùng với đó, bệnh viện đào tạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật về khám, quản lý, điều trị các bệnh ung thư cho cán bộ tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn; hướng dẫn TTYT và trạm y tế cập nhật đầy đủ danh sách người mắc ung thư đã được phát hiện vào quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử; hướng dẫn điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư trên địa bàn.
Các bệnh viện trong và ngoài công lập trực thuộc ngành đảm bảo đủ thuốc, trang thiết bị y tế, nhân lực để khám, tư vấn, điều trị, dự phòng bệnh ung thư; khám sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư cũng như hướng dẫn can thiệp giảm tác hại của bệnh ung thư tại cơ sở y tế.
Tài liệu “Ghi nhận ung thư quần thể Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh” do Bệnh viện K và Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cho thấy trong 2 năm 2016-2017, tổng số ca mới mắc ung thư được ghi nhận tại Hà Nội là 22.944 ca (nam giới 49,6% và nữ giới 50,4%). Có 5 loại ung thư phổ biến nhất ở Hà Nội là ung thư vú (3175 ca; 13,8%), phổi (2897 ca; 12,6%), đại trực tràng (2670 ca; 11,6%), tuyến giáp (2057 ca; 9,0%) và dạ dày (1850 ca; 8,1%), chiếm 55,1% trong tổng số các loại ung thư. Cứ 11 người dân tại Hà Nội thì có 1 người có nguy cơ xuất hiện bệnh ung thư trước 65 tuổi.
Ở nam giới, loại ung thư có nguy cơ mới mắc tích lũy đến năm 65 tuổi cao nhất tại Hà Nội là ung thư phổi, xấp xỉ 59 người thì có 1 người có nguy cơ; ung thư đại trực tràng – hậu môn là 1/88 người; ung thư gan là 1/95 người và ung thư dạ dày là 1/97 người.
Ở nữ giới, ung thư vú là loại ung thư có nguy cơ mới mắc tích lũy cao nhất, xấp xỉ 34 nữ giới tại Hà Nội thì có 1 người có nguy cơ phát triển ung thư vú trước 65 tuổi; ung thư tuyến giáp là 1/57 người; ung thư đại trực tràng – hậu môn là 1/120 người; ung thư cổ tử cung là 1/125 người và ung thư phổi là 1/156 người.
Sở Y tế Hà Nội

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm