Hà Nội tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử
Nghiên cứu trong năm 2022, có 45,9% đối tượng điều tra đã từng nghe về thuốc lá điện tử, trong đó có 3,5% đã từng sử dụng và 0,6% đang sử dụng thuốc lá điện tử. Có 3,6% đã từng nghe về thuốc lá nung nóng, trong đó có 4,9% đã từng sử dụng.
Cũng trong năm 2022, Hà Nội điều tra thực trạng hành vi nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm ở 7.583 học sinh từ 13 đến 17 tuổi, kết quả có 6,7% học sinh có sử dụng thuốc lá (nam giới 3.640 em - 9,3%; nữ 3.943 em- 4,3%); có 5,8% học sinh sử dụng thuốc lá điện tử (nam giới 8%, nữ giới 3,8%).
Thuốc lá điện tử được cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội ghi nhận tại một trường THPT trên địa bàn thành phố
Sau khi Luật phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) có hiệu lực từ năm 2013, Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với các sở, ngành tổ chức in ấn, cấp phát và treo các pano tuyên truyền về PCTHTL, tới 30 quận/huyện/thị xã và các sở/ngành trên thành phố. Bên cạnh đó, sản xuất 4.800 biển báo quy định cấm hút thuốc để phát cho các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn và các điểm công cộng trên địa bàn.
Từ năm 2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội được Sở Y tế giao là đơn vị đầu mối nhận hỗ trợ kinh phí từ Quỹ PCTHTL và triển khai các hoạt động PCTHTL trên địa bàn. Trung tâm đã tham mưu cho Sở Y tế, gửi các văn bản liên quan đến các sở, ngành trong quá trình triển khai các hoạt động PCTHTL như: tập huấn, truyền thông, điều tra… và luôn nhận được sự phối hợp chặt chẽ.
Năm 2022, Trung tâm đã phối hợp với Công an thành phố tổ chức 03 lớp tập huấn cho 109 cán bộ công an các xã/thị trấn về tác hại của thuốc lá, Luật PCTHTL và hướng dẫn công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về Luật PCTHTL. Từ năm 2020 – 2023, Trung tâm đã tổ chức 62 lớp tập huấn cho cán bộ y tế thuộc 30 TTYT quận/huyện trên địa bàn thành phố nhằm cung cấp kiến thức về tác hại thuốc lá và các biện pháp phòng chống. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức 62 lớp tập huấn cho hơn 2000 giáo viên làm công tác đoàn đội, nhân viên y tế khối các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn thành phố về Luật PCTHTL và công tác xây dựng môi trường không khói thuốc tại trường học. Tổ chức 35 lớp tập huấn cho 1.269 cộng tác viên và y tế thôn của các xã thuộc một số huyện của Hà Nội về tư vấn cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng.
Đặc biệt, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện truyền thông cho 25.022 học sinh từ 13 – 17 tuổi tại 59 trường học trên địa bàn thành phố nhằm cung cấp thông tin, phổ biến về các tác hại của các sản phẩm thuốc lá nói chung, thuốc lá điện tử và nung nóng nói riêng.
Để công tác PCTHTL, đặc biệt thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Hà Nội sẽ tiếp tục có những giải pháp truyền thông sâu rộng tại cộng đồng thông qua nhiều hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả như truyền hình, Internet, mạng xã hội… tập trung tuyên truyền sâu rộng cho đối tượng học sinh, sinh viên. Nhân rộng các mô hình công sở, thôn/xóm, nhà hàng, khách sạn, bến xe, bến tàu… không khói thuốc lá, gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh đồng thời mở rộng các khu vực cấm hút thuốc lá hoàn toàn. Tích cực thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng...
Theo báo cáo của Bộ Y tế, kết quả tổng hợp từ các cuộc điều tra của WHO (GSHS 2019), Bộ Y tế (GYTS 2022), và kết quả sơ bộ nghiên cứu Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong học sinh tại 11 tỉnh, thành phố năm 2023, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022, lên 8% năm 2023. Ở nữ giới tuổi 11-18, cũng theo kết quả sơ bộ của điều tra tại 11 tỉnh năm 2023 thì tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 4.3%.
Trước tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với sức khỏe người dân, vừa qua, Bộ Y tế đã có dự thảo báo cáo Chính phủ và đề xuất biện pháp cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác để bảo vệ sức khỏe.
Thu Hằng
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Doanh nhân Nguyễn Phương Hoa: Người kiến tạo thành công từ kiến thức và đam mê
“Thành công có công thức, thất bại có lý do” - câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho hành trình khởi nghiệp đầy gian nan nhưng cũng vô cùng ý nghĩa của CEO Nguyễn Phương Hoa, người sáng lập và điều hành Tập đoàn Relab Group.November 14 at 9:11 am -
Lợi ích vượt trội của sữa hạt đối với sức khỏe
Trong thời gian gần đây, sữa hạt được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng đối với rất nhiều đối tượng. Vậy sữa hạt là gì? Giá trị dinh dưỡng của sữa hạt như thế nào? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để giải đáp các thắc mắc trên!November 13 at 10:23 am -
Vai trò của 2’FL HMO đối với trẻ nhỏ
Trong thời gian gần đây, trong một số loại sữa công thức có bổ sung thành phần dưỡng chất quan trọng là 2’FL HMO. Vậy dưỡng chất này là gì? Có lợi cho trẻ em như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin hữu ích về loại dưỡng chất đặc biệt này.November 13 at 10:23 am -
Sản xuất gia công sữa hạt theo yêu cầu – đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thị trường hiện đại
Sữa hạt dần trở thành lựa chọn dinh dưỡng phổ biến, đặc biệt với những người tìm kiếm thay thế sữa động vật hoặc duy trì chế độ ăn lành mạnh. Nhu cầu sữa hạt tăng cao khi người tiêu dùng chú trọng hơn vào dinh dưỡng tự nhiên và sức khỏe bền vững. Dịch vụ gia công sữa hạt theo yêu cầu là giải pháp lý tưởng giúp các thương hiệu cung cấp sản phẩm sữa hạt chất lượng.November 13 at 10:23 am