Hải Phòng: Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp can thiệp kịp “giờ vàng” cứu sống người bệnh cao tuổi đột quỵ não

Nhắc đến đột quỵ não, thì vấn đề sống còn của người bệnh luôn được đặt lên hàng đầu. Song trên thực tế, bên cạnh những vấn đề đó thì tàn phế cũng là kết cục nặng nề trên người bệnh khiến các bác sĩ trong chuyên ngành Đột quỵ luôn quan tâm và trăn trở.
23/10/2023 09:59

Căn bệnh này để lại nhiều gánh nặng cho xã hội, tăng tỷ lệ tái nhập viện và chi phí chăm sóc người bệnh. Hiện nay, tỷ lệ tử vong của người bị đột quỵ chiếm 15 – 20% trong tổng số ca mắc, nhưng tỷ lệ bị tàn phế chiếm đến 50%, chỉ 30% còn lại may mắn được trở lại bình thường như trước đột quỵ. Can thiệp mạch não kịp thời trong “giờ vàng” chính là cơ hội quý giá giúp cứu chữa người bệnh trước nguy cơ tử vong và các biến chứng gây tàn phế.

Với vai trò là bệnh viện tuyến cuối tại thành phố Hải Phòng trong công tác khám chữa bệnh cho người dân Khoa Đột quỵ bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đã can thiệp cứu sống kịp thời cho rất nhiều trường hợp người bệnh trong đó kể đến trường hợp người bệnh cao tuổi T.X.N (72 tuổi), địa chỉ quận Lê Chân, Hải Phòng. Được biết người bệnh ở nhà đột ngột đau đầu, liệt nửa người trái, nói khó. Người bệnh  có tiền sử đặt setnt mạch vành cách đây 3 năm, tăng huyết áp rối loạn chuyển hóa lipid. Người bệnh đã được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.

Tại Bệnh viện các y bác sĩ đã nỗ lực chay đua với thời gian để cứu sống người bệnh, đồng thời hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra như yếu liệt nửa người, lú lẫn, xẹp phổi, mất khả năng vận động,… Người bệnh đã được nhanh chóng làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy tắc hoàn toàn động mạch cảnh trong bên phải. Người bệnh đã đươc can thiệp lấy huyết khối mạch máu não bằng dụng cụ cơ học.

Ngay sau can thiệp người bệnh đã có thể vận động tốt tay chân bên trái nói rõ hơn. Hiện tại, tình trạng của người bệnh đã ổn định, tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Khoa Đột quỵ. Trường hợp người bệnh T.X.N cũng là một trong số nhiều ca bệnh đột quỵ khó, cao tuổi được can thiệp mạch não thành công kịp “giờ vàng” tại Khoa

t-quy-nao-o-moi-lua-tuoi-1

Hiện tại sức khỏe của người bệnh đã ổn định không liệt, vận động tốt tay chân và nói rõ hơn (Ảnh minh họa)

Theo TS.BS Phùng Đức Lâm, Trưởng Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cho biết: “Thời gian vàng điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết chỉ nằm trong 4.5 giờ, thông thường là 3 giờ đầu. Những người bệnh nhập viện sau 4.5 giờ thì gần như không được dùng thuốc tiêu sợi huyết vì sử dụng thuốc sau 4.5 giờ, tính hiệu quả của thuốc sẽ giảm. Đối với người bệnh bị tắc động mạch lớn vào sau 4.5 giờ, sẽ được lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ cơ học vào mạch máu não để lấy cục huyết khối ra. Cửa sổ thời gian của kỹ thuật này dài hơn và nó có thể kéo dài trong 6 giờ. Mức độ phục hồi sau tiêu sợi huyết và lấy huyết khối phụ thuộc vào thời gian đến sớm, nếu người bệnh đến can thiệp muộn sẽ có thể gây biến chứng phù não hay chảy máu lúc này phải phẫu thuật sọ giảm áp tuy nhiên vẫn để lại di chứng một số di chứng cho người bệnh.

Vì vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ cũng như  kiểm soát các yếu tố nguy cơ với đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, rung nhĩ,… bằng cách sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng hoặc đổi thuốc, đồng thời, vận động, tập luyện thể thao đều đặn, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh,…khi có dấu hiệu đột quỵ người bệnh được đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp can thiệp trong “giờ vàng” là cơ hội cứu sống người bệnh trước nguy cơ tử vong và các biến chứng tàn phế khác”.

TS.BS Phùng Đức Lâm, Trưởng Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng

comment Bình luận

largeer