Hội nghị Khoa học quốc tế 2023 chủ đề với “Khoa học với phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt Nam”

Sáng ngày 21/10, tại Hà Nội, Hội nghị Khoa học quốc tế 2023 với chủ đề “Khoa học với phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt Nam” đã được diễn ra thành công tốt đẹp.
21/10/2023 16:28

Hội nghị Khoa học quốc tế 2023 với chủ đề: “Khoa học với phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt Nam” do Viện Khoa học Thể dục thể thao Việt Nam phối hợp với Hội khoa học Thể dục Thể thao Việt Nam tổ chức nhằm mục đích tăng cường và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ. Với sự có mặt của hơn 200 chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý lĩnh vực Thể dục Thể thao trong nước và quốc tế, hội nghị thể hiện tầm quan trọng, mức độ quan tâm và vai trò đi đầu của nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm phát triển thể lực, tầm vóc con người, từng bước nâng cao chất lượng giống nòi, tăng tuổi thọ khỏe mạnh, góp phần nâng cao thành tích thể thao và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Đây là một trong những hoạt động quan trọng tiếp tục triển khai Đề án 641- Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 theo Quyết định số 641/TTg phê duyệt. 

Empty

Toàn cảnh Hội nghị

Hội nghị khoa học quốc tế 2023 có sự tham gia của PGS.TS.Đặng Hà Việt, Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; PGS.TS Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Ông Nguyễn Hoàng Mai, Pho Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Quốc hội; Ông Đào Duy Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa Giáo - Văn Xã, Văn phòng Chính phủ; Ông Trần Văn Mạnh, Tổng Thư ký Uỷ ban Olympic Việt Nam; Ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; GS.TS Lê Quý Phượng, Chủ tịch Hội Khoa học Thể dục thể thao Việt Nam; PGS.TS Trần Hiếu, Viện trưởng Viện Khoa học Thể dục thể thao, Giám đốc Văn phòng Ban điều phối Đề án, Trưởng Ban tổ chức chương trình. 

Cùng với sự tham dự của các dđi biểu Quốc tế; Đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Đại diện các Sở, Ban ngành liên quan và quản lý các cấp của các đơn vị - tổ chức trong lĩnh vực sức khỏe, thể thao, dinh dưỡng… Hội nghị quy tụ hơn 200 chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý lĩnh vực Thể dục Thể thao trong nước và quốc tế.

Hội nghị gồm có 3 phiên thảo luận chính: Khoa học Giáo dục Thể chất và Thể thao trường học; Khoa học Sức khỏe, dinh dưỡng Thể dục Thể thao; Khoa học công nghệ, truyền thông thể thao với sự tham gia báo cáo thuyết trình và tham dự các phiên thảo luận của các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Bồ Đào Nha và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Empty

GS.TS.Đặng Hà Việt, Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao, Bộ Văn hoá phát biểu chào mừng hội nghị

PGS.TS.Đặng Hà Việt, Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát biểu chào mừng hội nghị: "Hội nghị Khoa học quốc tế 2023 với chủ đề 'Khoa học với phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt Nam', thay mặt Cục Thể dục Thể thao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tôi xin nhiệt liệt chào mừng và gửi lời cảm ơn các quý vị đại biểu, khách quý, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã đến tham dự chương trình. Trong những năm qua thể dục, thể thao của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Trong đó ngành Thể dục, thể thao đã góp phần phát triển thể lực, tầm vóc của người Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước nâng cao chất lượng giống nòi, sức khoẻ, thể lực và chất lượng sống của người dân... Hội nghị để chúng ta học hỏi kinh nghiệm của quốc tế để tiếp cận khoa học công nghệ mới, hợp tác quốc tế giúp thúc đẩy tầm vóc, tăng cường thể lực, nâng cao trình độ khoa học. Đây là cơ hội để các nhà khoa học chia sẻ các ứng dụng khoa học mới giúp phát triển tầm vóc và thể lực người Việt Nam trong giai đoạn 2011-2030 đạt hiệu quả tích cực". 

Empty

PGS.TS Trần Hiếu, Viện trưởng Viện Khoa học Thể dục thể thao, Giám đốc Văn phòng Ban điều phối Đề án, Trưởng Ban tổ chức chương trình phát biểu tại Hội nghị

Cũng trong Hội nghị, PGS.TS Trần Hiếu, Viện trưởng Viện Khoa học Thể dục thể thao, Giám đốc Văn phòng Ban điều phối Đề án, Trưởng Ban tổ chức chương trình chia sẻ: "Thể dục, thể thao là một lĩnh vực có nhiều giá trị nhân văn, đặc biệt trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, thể dục, thể thao không chỉ góp phần tích cực chăm sóc sức khoẻ, ý chí của con người mà còn là nhịp cầu nối giữa các nền văn hoá, giữa các quốc gia với nhau...".

Empty

Ths. Nguyễn Hải Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng Công nghệ tế bào Mescells đã tham gia trình bày báo cáo “Ứng dụng công nghệ tế bào gốc trung mô trong hỗ trợ điều trị chấn thương trong thể thao”

Tại Hội nghị, Ths. Nguyễn Hải Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng Công nghệ tế bào Mescells đã tham gia trình bày báo cáo “Ứng dụng công nghệ tế bào gốc trung mô trong hỗ trợ điều trị chấn thương trong thể thao” do nhóm nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu ứng dụng Công nghệ tế bào Mescells gồm Ths. Nguyễn Hải Nam, Ths. Phạm Anh Thùy Dương, CN. Nguyễn Thị Quỳnh và PGS.TS.BS Võ Tường Kha tại Bệnh viện Thể thao Việt Nam thực hiện. Ths Nguyễn Hải Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng Công nghệ tế bào Mescells đã đại diện nhóm nghiên cứu trình bày tại Hội nghị quốc tế 2023.

Báo cáo chỉ ra rằng, trong Y học thể thao, liệu pháp tế bào gốc, cụ thể là Tế bào gốc trung mô (MSC) thường được sử dụng để điều trị các chấn thương và rối loạn cơ xương, đặc biệt là để sửa chữa hoặc thay thế dây chằng, sụn hoặc gân bị tổn thương. Liệu pháp này cũng có thể mang lại hiệu quả điều trị cho các hậu quả sau chấn thương, cũng như nhiều loại đau mãn tính và thoái hóa như viêm gân, đau khớp do viêm sau chấn thương cấp tính, rách gân một phần, gãy xương, tổn thương sụn đầu gối hay thoái hóa khớp mãn tính.

Báo cáo thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia, người tham dự chương trình bởi tiềm năng và giá trị mang lại của y học tái tạo và liệu pháp tế bào gốc trung mô (MSC). Trên thực tế, các chấn thương thể thao nặng, khó phục hồi sẽ dẫn đến suy giảm phong độ thi đấu của vận động viên và người chơi thể thao. Nhiều trường hợp chấn thương đến mức phải nghỉ thi đấu để phục hồi mỗi năm, thậm chí có thể dẫn tới tật nguyền vĩnh viễn, không chỉ giới hạn hoạt động thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và tạo ra gánh nặng chi phí y tế suốt đời.

Việc nghiên cứu ứng dụng y học tái tạo trong điều trị chấn thương thể thao cũng như phục hồi sau chấn thương hướng tới mục tiêu tận dụng tối đa khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể, tránh được những phẫu thuật chưa cần thiết và đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Các liệu pháp tái tạo, trong đó nổi bật là tế bào gốc trung mô sẽ là một lựa chọn đầy hứa hẹn trong hỗ trợ điều trị chấn thương trong thể thao.

Qua báo cáo, Mescells đã cho thấy rõ vai trò của ứng dụng khoa học công nghệ trong y học, mở ra nhiều cơ hội mới trong việc đáp ứng các yêu cầu điều trị và chăm sóc sức khỏe. Báo cáo nhận được nhiều sự quan tâm từ các chuyên gia tại Hội nghị.

z4804550677563_bb5836df132d043694146f2de70b92e0

Chia sẻ cuối buổi, Ths. Nguyễn Hải Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng Công nghệ tế bào Mescells cho biết: "Trang thiết bị, hệ thống máy móc của Mescells sẽ được đầu tư đồng bộ, phòng Lab theo tiêu chuẩn Quốc tế mà ở đó có tất cả các phân khu dành cho việc lưu trữ tế bào gốc, kiểm định chất lượng tế bào gốc Mescells là những phòng thí nghiệm hiện đại, ngang tầm ở Đông Nam Á. Các thiết bị này liên quan đến các công nghệ tế bào, gồm các công nghệ tế bào gốc và công nghệ tế bào miễn dịch. Mescells có thể tiến hành được và đưa ra các tế bào chất lượng theo chuẩn của GP để phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như là công tác ứng dụng trong các y học thể thao, tái tạo, để giúp cho bệnh nhân hồi phục được sức khoẻ của mình. Trước đây, y học của mình chưa làm được điều này, đánh dấu bước ngoặt lớn cho việc điều trị và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng".

Thu Trang

comment Bình luận

largeer