Hàn Quốc: Trẻ em không cảm thấy hạnh phúc khi gặp áp lực học hành
Con trai lên 5 tuổi, bà Kim (35 tuổi) phân vân không biết nên gửi con vào trường quốc tế hay cho con ra nước ngoài học.
“Tôi nghĩ hệ thống giáo dục Hàn Quốc quá khắt khe và không có không gian để trẻ tự do suy nghĩ”, một phụ huynh họ Kim (35 tuổi) giải thích việc cô phân vân nên cho con trai 5 tuổi theo học trường quốc tế hay ra nước ngoài học tập.
Cô Kim từng du học và không dám chắc liệu mình có thực hiện tốt nhiệm vụ trở thành “bà mẹ Hàn Quốc”. Ở nước này, văn hóa thi cử đầy áp lực cùng môi trường giáo dục cạnh tranh khốc liệt khiến các bà mẹ phải lên kế hoạch giáo dục con rất sớm, từ việc con sẽ học tại trường, cơ sở giáo dục nào đến tham gia hoạt động gì.
Áp lực hay cơ hội cho trẻ?
Áp lực học tập là vấn đề được xã hội Hàn Quốc quan tâm. Hàng chục bài báo đề cập đến sự mệt mỏi của học sinh ở nước này. Hàn Quốc đứng gần cuối trong bảng xếp hạng dựa trên mức độ hạnh phúc của trẻ. Nguyên nhân chính nằm ở việc môi trường học tập cạnh tranh cao, trẻ thiếu thời gian để giải trí hay tham gia hoạt động khác.
Nghiên cứu do tổ chức Save the Children và ĐH Quốc gia Seoul thực hiện năm 2019 xếp Hàn Quốc đứng thứ 31 trong số 35 quốc gia được khảo sát về mức độ hạnh phúc của trẻ 10 tuổi. Nghiên cứu chỉ ra trẻ em cảm thấy không hạnh phúc về sắp xếp thời gian trong ngày.

Những đứa trẻ ở Hàn Quốc phải học thêm đủ thứ trước khi vào tiểu học (Ảnh: Shutterstock)
Chia sẻ với Korea Herald, một bà mẹ giấu tên chỉ trích hệ thống giáo dục cô từng trải qua khiến cô tiếp tục gây sức ép lên con cái.
“Hồi đi học, tất cả cuộc sống của tôi xoay quanh điểm số. Bố mẹ luôn bận việc, họ ít dành thời gian cho tôi. Nực cười thay, họ lại bảo họ làm mọi thứ vì tôi”, bà chia sẻ.
Bà cho rằng với tuổi thơ như vậy, bà không được trang bị kiến thức, kỹ năng để đáp ứng tốt nhu cầu tình cảm cho con hay đi theo tốc độ phát triển của con. Thay vào đó, bà thúc ép con theo kịp tốc độ bà muốn và đạt thành tích mà “xã hội” nghĩ trẻ cần đạt được.
Tuy nhiên, nhiều người lớn vẫn cho rằng cuộc cạnh tranh khốc liệt trong giáo dục tạo cho trẻ môi trường phát triển tốt.
Meredith Khanloo (giáo viên Tiếng Anh ngoài 30 tuổi, đến từ Mỹ, đang sống tại Daegu) cho biết con của cô thích sống ở đây vì cảm thấy an toàn. Bà đến Hàn Quốc từ 16 năm trước, lấy chồng rồi sinh con.
Giải thích cho ý kiến đi ngược số đông, Khanloo cho biết nếu ở Texas (Mỹ), trẻ không thể tự đi học taekwondo hay tham gia hoạt động ngoại khóa nếu phụ huynh không trực tiếp đưa con đến đó.
Ở đây, trẻ có nhiều cơ hội tham gia hoạt động bên ngoài trường học, không cần người lớn đi cùng. Hàn Quốc được xếp hạng là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới.
Cô cũng không lo con nghiện ma túy hay vướng vào các vụ xả súng. Ngoài ra, cô cùng một số người khác đánh giá Hàn Quốc có nhiều nguồn lực, hoạt động để trẻ tham gia sau giờ học ở trường.
Nỗ lực thay đổi môi trường vì trẻ em
Theo sáng kiến của Bộ Giáo dục, Hàn Quốc tăng cường đầu tư vào việc cung cấp cơ hội giáo dục đa dạng, cải tạo trường học, cấp máy tính, thiết bị công nghệ cho học sinh.
Căn cứ vào bối cảnh kinh tế - xã hội của mình, học sinh có thể thụ hưởng chương trình chăm sóc ngoại khóa miễn phí, trợ cấp ăn uống, sách giáo khoa, học thêm ngoại ngữ hay khóa hướng nghiệp.

Cuộc thi vào đại học nổi tiếng cạnh tranh khốc liệt (Ảnh: Getty Images)
Cho Ok-hyun, một bà mẹ làm nghề lao động phổ thông, ngoài 40 tuổi ở Cheonan, đánh giá đây là điểm thuận lợi cho việc giáo dục con cái. Nơi cô sống không có các trung tâm dạy thêm (hagwon) hay cơ sở giáo dục tư nhân. Vì thế, hỗ trợ từ Chính phủ giúp con bà có nơi học tập, giải trí sau giờ học ở trường.
Ở mức độ nào đó, các nhà giáo dục nhận định ngày nay, trẻ em được hỗ trợ nhiều hơn trước. Họ cho rằng nhiều người sai lầm khi đánh giá Hàn Quốc không phải nơi hạnh phúc cho trẻ.
“So với thời tôi đi học, môi trường giáo dục bây giờ đã tốt hơn rất nhiều. Ngân sách dồi dào giúp trẻ được giáo dục ở nhiều khía cạnh”, Im Gyeong-ri, 31 tuổi, giáo viên tiểu học tại Incheon, đánh giá.
Cô In nói thêm sự hỗ trợ từ chính phủ thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong giáo dục, thành tích trẻ đạt được. Tuy nhiên, cô cũng như nhiều người khác thừa nhận cuộc cạnh tranh khốc liệt để vào đại học cùng việc phải học thêm nhiều vẫn là gánh nặng lên những đứa trẻ, tước đi thời gian, cơ hội sống hạnh phúc của các em.
Hàn Quốc vẫn thiếu nguồn lực để giảm bớt áp lực cho trẻ em. Nhiều người cho rằng xã hội nước này cần bắt đầu coi trẻ như một pháp nhân với quyền lợi, nghĩa vụ và được cấp nguồn lực để đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Theo Zing

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm