Hệ miễn dịch của trẻ em có thể chiến đấu với COVID-19?

Trẻ em đeo khẩu trang, vui chơi tại một công viên ở thành phố Daegu, Hàn Quốc - Ảnh: REUTERS
Đăng tải trên tạp chí y khoa Science Translational Medicine, nghiên cứu nhận định chính điều khác biệt này so với người lớn đã giúp trẻ gần như ít bị đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoặc nếu lỡ nhiễm virus cũng sẽ nhanh hồi phục.
"Điểm mấu chốt là trẻ em phản ứng miễn dịch khác biệt với loại virus này và điều này dường như đang giúp bảo vệ chúng" - bác sĩ Betsy Herold, chuyên gia bệnh truyền nhiễm trẻ em tại Trường Y Albert Einstein và là người dẫn đầu nghiên cứu, đưa ra nhận định.
Với người lớn, phản ứng của hệ miễn dịch yếu hơn.
Đây là nghiên cứu đầu tiên so sánh giữa hệ miễn dịch của trẻ em và của người lớn trong phản ứng trước virus corona gây bệnh COVID-19, theo báo New York Times ngày 26-9.
Bác sĩ Herold và đồng nghiệp đã so sánh hệ miễn dịch của 60 người lớn và 65 trẻ em và người lớn dưới 24 tuổi, tất cả đều nhập viện tại Trung tâm y khoa Montefiore tại thành phố New York từ ngày 13-3 đến 17-5.
Nhìn chung, tất cả trẻ mắc COVID-19 đều có triệu chứng nhẹ. Chỉ có 5 trẻ cần thở máy so với 22 người lớn; và 2 trẻ qua đời so với 17 người lớn, theo nghiên cứu nêu trên.
Khi cơ thể bắt gặp mầm bệnh lạ, cơ thể sẽ phản ứng trong vòng vài giờ với một đợt hoạt động miễn dịch, gọi là một "phản ứng miễn dịch bẩm sinh". Những nhân tố bảo vệ cơ thể nhanh chóng được triệu tập để chiến đấu và phát ra tín hiệu để phòng ngừa.
Trẻ em thường tiếp xúc nhiều hơn với các mầm bệnh lạ - những thứ mới đối với hệ miễn dịch của chúng, trong khi ở người lớn thì xem như "đã quen". Vì vậy phản ứng miễn dịch bẩm sinh của trẻ nhanh và mạnh hơn.
Trong khi đó, bác sĩ Michael Mina - chuyên gia miễn dịch nhi khoa tại Trường Harvard TH Chan về dịch tễ học ở Boston (Mỹ) - nói rằng hệ miễn dịch của người lớn sẽ thích ứng và chỉ phản ứng trước các mối đe dọa đặc biệt. Việc thích ứng của hệ miễn dịch có ý nghĩa về mặt sinh học vì người lớn hiếm khi gặp phải một loại virus lạ.
Dù virus corona chủng mới là xa lạ với cơ thể tất cả mọi người nhưng hệ miễn dịch bẩm sinh sẽ mất dần đi một khi con người ta lớn lên, khiến người lớn dễ bị tổn thương hơn.
Nói nôm na, hệ miễn dịch bẩm sinh giống như các bác sĩ cấp cứu khẩn tại hiện trường, còn hệ miễn dịch thích ứng của người lớn như là các chuyên gia lành nghề tại bệnh viện. Trong thời gian mà cơ thể người lớn vận hành hệ thống thích ứng này, virus đã có đủ thời gian để gây hại, theo nghiên cứu nêu trên.
Theo Tuổi trẻ

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am