Hoa hồng môn có độc không?

Hoa hồng môn có độc không? Đây là loài hoa được đặt nhiều trong nhà để làm cảnh bởi hình dáng và màu sắc hoa tươi tắn và ý nghĩa may mắn, hạnh phúc.
13/03/2018 15:18

Hoa hồng môn có độc không? 

Hồng môn (Anthurium) được phát hiện năm 1876 ở Colombia và Ecuador. Hồng Môn còn một số tên gọi khác như: môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ. Đây là một loài hoa chi lớn nhất thuộc họ ráy Araceae.

Hồng môn cũng là một loài cây nằm trong danh sách các loài thực vật có công dụng lọc khí độc theo nghiên cứu của NASA, chúng có tác dụng đáng kể trong việc lọc bỏ các loại khí độc formaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac khỏi không khí.

Tuy nhiên, hồng môn lại là loài thực vật toàn thân cây có độc, chúng chứa saponin và các tinh thể oxalat canxi có thể xâm nhập vào các lớp màng niêm mạc tiêu hóa gây ra cảm giác đau rát.

hoa hong mon co doc khong

Hoa hồng môn có độc không? Hồng môn là loài thực vật toàn thân cây có độc

Các chất độc trong cây gây độc với tất cả các loài động vật có vú, nhai miếng lá có thể gây sưng ở miệng và kích ứng ở cổ họng. Lá hoặc bộ phận khác của cây đem sát vào da người gây phát ban và rộp mụn nước.

Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện ngộ độc các loại hoa trên cần xử trí như sau:

- Ăn nhầm lá hay thân, hoa thì phải lấy ngay các vật còn sót lại trong miệng nạn nhân, cần gây nôn bằng cách cho uống bằng cách: uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) nếu chưa nôn dùng lông gà rửa sạch ngoáy họng. Chú ý: Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi miệng trẻ cho sạch.

- Nếu bị ngộ độc trên da: rửa da bằng nước sạch ở nơi bị nhiễm độc ít nhất 15 phút, không nên bôi kem lên những vùng bị nhiễm độc.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở y tế để được bác sĩ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời. Cần mang theo chất nôn để xác định độc tính.

Những loại hoa, cây cảnh có độc không nên đặt trong nhà

Trúc đào (Nerium indicum Mill) thuộc họ trúc đào (Apocynaceae), có tên khác là đào lê. . Qua thử nghiệm người ta thấy rằng, người uống phải nước có lá trúc đào rơi vào hay nước ngâm rễ trúc đào sẽ bị trúng độc. Thậm chí, vỏ và gỗ còn tươi của thân cành trúc đào độc hơn lá. Hoa trúc đào tuy độ độc thấp hơn ở các bộ phận khác, nhưng rơi vào nước cũng làm nhiễm độc.

Cây vạn niên thanh có tên khoa học là Dieffenbachia cultivar. Cây có chất độc calcium oxalate, khi vô tình bị nhựa cây dính vào mắt, da sẽ gây bỏng rát, nhất là trẻ nhỏ. Độc chất calcium oxalate phân bố trong các bộ phận của cây và chủ yếu trên lá.

hoa hong mon co doc khong 1

Mọi người nên lựa chọn kĩ những cây, hoa cảnh đặt trong nhà tránh ảnh hưởng sức khỏe

Toàn thân cây chuỗi ngọc ( tên khoa học Sedum morganianum) có chứa chất gucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.

Cây vạn tuế tên khoa học là Cycas revoluta Thunb, thuộc họ thiên tuế Cycadaceae. Ở Việt Nam, loại cây này thường được rất nhiều cơ quan, trường học, gia đình lựa chọn trồng làm cảnh. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc gần hoặc dùng tay vặt lá, hạt, vỏ vạn tuế, người tiếp xúc có thể bị ngộ độc. Các hợp chất alkaloids trong thân cây có thể gây ung thư, ngay cả trong hạt vạn tuế cũng có chất cycasin độc tính khá cao.

Trên toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt của cây ngô đồng (tên khoa học là Jatropha podagrica) có chứa chất độc curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.

Đỗ quyên là loài hoa có màu sắc đa dạng, thường được trồng vào chậu để làm cây cảnh trang trí. Tuy nhiên, lá và mật hoa của loại cây này lại có độc. Nếu ăn phải lá cây, môi sẽ bị nóng rát, nhiều sẽ bị bỏng rộp, nôn mửa, tiêu chảy…

Cẩm tú cầu là cây hoa được trồng phổ biến trong sân vườn. Tuy nhiên, nếu trót ăn những bông hoa này, bạn sẽ bị đau bụng trong nhiều giờ. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê và co giật. Ngoài ra, những hạt phấn nhỏ do hoa cẩm tú cầu phát tán ra tiếp xúc với người sẽ làm cho da của người bị dị ứng.

Xương rồng bát tiên có tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Theo các nhà thực vật học, nhựa của loại cây này gây bỏng rát da khi tiếp xúc.Tất cả lá và cành của cây hoa hồng môn đều có nhiều độc tố. Ăn phải cây hoa này, miệng bạn đau rát và sưng tấy, giọng nói có thể bị khàn.

Trong lá và củ của cây ý lan (tên khoa học là Zantedeschia aethiopica) đều có chất độc đường ruột calcium oxalate. Ăn phải loại cây này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

 

comment Bình luận

largeer