Hoa Trung Quốc tràn chợ Việt, lan Nhật giá tiền triệu đổ về

Các loại hoa tươi, cây cảnh xuất xứ từ Trung Quốc đang lấn át hoa Việt tại các chợ truyền thống cũng như trên chợ online. Trong khi đó, những loại lan hồ điệp nhập khẩu từ Nhật giá tiền triệu/cành vẫn thu hút người tiêu dùng.
01/02/2021 16:16

Hoa tươi Trung Quốc lấn át hoa Việt dịp cận Tết

Theo khảo sát của Zing, Tết năm nay, các loại hoa tươi trong nước có phần thất thế trước sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại của hoa Trung Quốc. Tại các chợ hoa truyền thống lớn như Hoàng Hoa Thám, Quảng An, Quảng Bá... và nhiều cửa hàng hoa ở Hà Nội, các loại hoa, cây cảnh Trung Quốc xuất hiện rất nhiều.

Không chỉ ở các chợ hoa, các loại hoa Trung Quốc cũng được rao bán tràn lan trên mạng xã hội với mức giá khá rẻ. Cùng một loại hoa địa lan, hàng được nhập từ Đà Lạt giá khoảng 300.000-400.000 đồng/cành, hoa địa lan Sa Pa có giá 500.000-600.000 đồng/cành, còn hàng nhập từ Trung Quốc chỉ có giá 50.000-150.000 đồng/cành.

Lan hồ điệp công chúa tiền triệu, lan Trần Mộng 20 nghìn

Một cửa hàng hoa tươi ở TP.HCM nhập từ Nhật về sản phẩm lan hồ điệp công chúa phục vụ đối tượng khách hàng cao cấp với số lượng giới hạn khoảng vài trăm cành. Giá mỗi cành ở mức 1 triệu đồng.

Ngoài những loại lan hồ điệp đắt đỏ nhập khẩu từ Nhật, theo khảo sát của Zing, thị trường còn xuất hiện các loại lan hồ điệp nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc hoặc giống Đài Loan trồng tại Việt Nam. Những loại lan này thường có giá 350.000-500.000 đồng/cành, thấp hơn 50% so với lan Nhật. Còn lan hồ điệp trong nước có giá 200.000-300.000 đồng/cành.

Hiện “chợ mạng” xuất hiện loại lan Trần Mộng bán theo cành với giá siêu rẻ, chỉ 20.000-60.000 đồng/cành dài cả mét. Đây là chuyện hiếm có, bởi loại địa lan này giá vốn vô cùng đắt đỏ, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng/chậu. Loại lan này được nhiều người chơi săn lùng.

lan-cong-chua-1

Đào Tết tăng giá, cành mận cổ giá tiền triệu vẫn hút khách

Tại chợ hoa đêm Quảng An (Hà Nội, hàng trăm loại hoa với đủ chủng loại được bày bán, nổi bật là hoa đào. Một số người bán đào cho biết, so với năm ngoái, thị trường đào năm nay sôi động hơn nhiều, giá cả cũng cao hơn. Giá một cành đào nhỏ  từ 80.000-100.000 đồng, cành trung bình từ 250.000-300.000 đồng, cành to từ 2-4 triệu đồng. Lý giải việc giá đào năm nay cao hơn năm ngoái, một người bán đào cho hay, vì đào nở vào đúng dịp Tết và do khan hiếm hơn các năm trước.

Trong khi đào vùng cao còn “tắc” vì truy xuất nguồn gốc thì những cành hoa mận cổ ồ ạt về phố, hút dân Hà Nội mua về chơi Tết Tân Sửu. Hoa mận cổ có giá bán không cố định, tùy thuộc vào mỗi cành. Những set cành nhỏ giá thường ở mức 600.000 đồng, còn những cành to đẹp giá từ 1-3 triệu đồng/cành.

Giá cua Úc khổng lồ giảm một nửa

Năm 2017, cua Tasmania Úc lần đầu xuất hiện tại Việt Nam gây xôn xao vì trọng lượng siêu khủng, giá tới 6-7,5 triệu đồng/kg, đắt gấp gần 3 lần cua hoàng đế Alaska. Con cua Tasmania nhỏ nhất khoảng 3kg có giá 20 triệu đồng, loại 8kg giá lên tới gần 60 triệu đồng.

Hiện cua Tasmania đổ bộ về nhiều chợ Việt với giá giảm mạnh. Giá cua Tasmania từ 3-4 triệu đồng/kg, loại từ 2,5-7 kg/con. Thế nhưng, để thưởng thức được loại cua khổng lồ này, giới nhà giàu phải chi tới cả chục triệu đồng mỗi con.

Thương lái Trung Quốc ép giá, người trồng thanh long lao đao

Tại Long An, địa phương được xem là “thủ phủ” thanh long của miền Tây với tổng diện tích hơn 12.000 ha, hiện nhiều nhà vườn lo lắng vì giá giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Ông Nguyễn Ngọc Sơn (xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành) chia sẻ trên Báo Tiền Phong, mọi năm, thời điểm này, giá thanh long ở mức 20-30 nghìn đồng/kg thì năm nay giảm một nửa, trừ chi phí chỉ còn hòa vốn hoặc lỗ.

Giá giảm, tiêu thụ khó khăn, người trồng thanh long đang lao đao. Ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An, cho biết trên báo này: Việc thương lái Trung Quốc giữ quyền điều phối chuyện mua - bán ngay tại vùng nguyên liệu cũng khiến việc tiêu thụ gặp khó khăn, người nông dân luôn bị yếu thế.

 

Cá chép bánh trôi cúng ông Công ông Táo hút khách

Thay vì cúng ông Công ông Táo bằng cá thật hay cá giấy, năm nay, nhiều người ở Hà Nội tìm đến bánh trôi với tạo hình cá chép có nhân là đậu xanh. Nguyên vật liệu làm bánh trôi cá chép cũng giống như bánh trôi truyền thống, chỉ khác ở khâu xử lý và pha chế bột. Bánh trôi cá chép được làm từ bột nếp Thái và sử dụng rau, củ, quả tự nhiên để tạo màu sản phẩm.

"2 năm nay, nhà tôi thường chọn đặt cá chép bánh trôi hay loại làm từ xôi, thạch rau câu, vừa tiện lợi lại vừa đẹp, cúng xong có thể thụ lộc. Như tôi ở chung cư, việc hóa vàng bằng cá giấy rất nguy hiểm, đôi khi không an toàn nên nhà cũng hạn chế" - chị Thúy chia sẻ.

Theo Vietnamnet

 

comment Bình luận

largeer