Hợp tác giữa Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam trong phát triển lâm nghiệp

Vừa qua, ngày 6/10 tại “Hội nghị toàn quốc về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Lĩnh vực Lâm nghiệp năm 2023” đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam giai đoạn giai đoạn 2023-2028.
10/10/2023 00:24

Mục đích của chương trình hợp tác này là nhằm thực hiện và triển khai Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đồng thời, phát huy vai trò, thế mạnh, chức năng nghiên cứu Khoa học của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ trong nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển công nghệ, triển khai đề tài, chương trình, dự án về các cây thuốc – lâm sản thuộc y dược cổ truyền.

hop tac vien rim 2

Ký kết hợp tác giữa Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam giai đoạn giai đoạn 2023-2028

Các nội dung hoạt động phối hợp phù hợp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên tham gia Chương trình và được cụ thể hóa bằng kế hoạch công tác hàng năm, đồng thời phải thực hiện tốt công tác giám sát, định kỳ kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Nội dung chương trình hai bên thống nhất lựa chọn một số nội dung chính để phối hợp thực hiện, cụ thể như sau:

(1) Chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ lâm nghiệp đối với các loài lâm sản, lâm sản ngoài gỗ, các cây thuốc quý được sử dụng trong y dược cổ truyền.

(2) Xây dựng và triển khai các Chương trình khai thác và phát triển nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học cho các cây thuốc quý dùng trong y dược cổ truyền.

(3) Xây dựng và phát triển các mô hình phát triển lâm nghiệp bền vững.

(4) Tư vấn về các hoạt động ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất và công nghiệp chế biến và bảo quản các loài lâm sản, lâm sản ngoài gỗ đảm bảo chất lượng, an toàn cho các cây thuốc quý sử dụng trong y học cổ truyền.

Lễ ký kết được diễn ra dưới chứng kiến của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, các đại biểu Bộ Khoa học và Công nghệ; Lãnh đạo Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Lãnh đạo Cục Lâm nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Nghiên cứu cây Đàn hương, Viện Chăn nuôi quốc gia,… đại diện một số Sở KH&CN, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh; Đại diện các Trường Đại học, các Hội, hiệp hội; Các Tổ chức quốc tế, các nhà khoa học trong và ngoài nước; Chuyên gia đến từ các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

hop tac vien rim

PGS.TS Hồ Bá Do, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam và GS.TS Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đại diện ký kết

Được biết, Viện Nghiên cứu phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam đã và đang triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp tỉnh được Hội đồng khoa học đánh giá cao như:

- Đề tài “Nghiên cứu tạo thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng sử dụng một số dược liệu trồng ở vùng Tây Bắc (Cám lúa gạo, Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn…)”. Mã số khoa học KHCN-TB.18C/13-18.

- Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Sâm khoai (yacón) (Smallanthus sonchifolius) theo hướng GACP-WHO tại Bát Xát (Lào Cai) tạo các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cộng đồng”.

- Đề tài “Nghiên cứu phát triển nguồn nguyên liệu và sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh ung thư từ cây thuốc Bán chi liên (Scutellaria barbata), Bán chi liên (Hedyotis diffusa) và nấm Linh chi (Ganoderma lucidus) tại Lào Cai và vùng Tây Bắc”.

- Đề tài “Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất kế hoạch bảo tồn, phát triển một số loại cây thuốc có hiệu quả kinh tế cao tại tỉnh Bình Phước”.

- Nghiên cứu phát triển Sâm Nam núi Dành (Callerya sp.) tại tỉnh Bắc Giang làm nguyên liệu sản xuất thuốc.

Tình Vũ

comment Bình luận

largeer