Hướng dẫn cách bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén

Trong thời kỳ đầu của thai sản vô cùng quan trọng, thế nhưng tình trạng bà bầu bị nghén là khó có thể tránh. Việc này khiến nhiều bà mẹ không thể ăn uống tốt. Sau đây là hướng dẫn cách bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén.
03/07/2018 13:15

Ốm nghén là tình trạng xảy ra ở hơn nửa số bà mẹ mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu, nhưng cũng không ít trường hợp ốm nghén kéo dài dai dẳng suốt cả quá trình 9 tháng 10 ngày. Tình trạng nghén thường xảy ra vào buổi sáng và chán ăn liên miên. Vậy nên bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén là vô cùng quan trọng.

Chế độ dinh dưỡng và ăn uống của bà bầu bị nghén

  • Không nên ép các phụ nữ mang thai đang bị nghén ăn quá nhiều trong một bữa, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
  • Những thực phẩm mà bà bầu bị nghén nên nói không đó là đồ chiên, đồ dầu mỡ hay những thực phẩm có mùi lạ và nặng.
huong dan cach bo sung dinh duong cho ba bau bi nghen

Bà bầu bị nghén nên kiêng những thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ

  • Bổ sung vào bữa ăn hàng ngày những thức ăn rất tốt cho thai nhi và mẹ đó là thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, trứng. Đừng quên rau xanh và rau xanh để đầy đủ dưỡng chất và giảm nghén.
  • Theo nhiều cuộc nghiên cứu thì vitamin B6 có thể giúp các bà mẹ giảm nghén và nôn nao. Ngoài ra vitamin B6 cũng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ.
  • Tránh các thực phẩm có vị quá đậm và chất béo.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày kèm theo đó là massage đều đặn.
  • Bổ sung thực phẩm chống nghén mà vẫn tốt cho sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi.

Những thực phẩm chống nghén và bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu

Khi bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén bạn hoàn toàn có thể thêm những thực phẩm sau đây để quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của người mẹ diễn ra tốt hơn.

Me: Đây là vị thuốc chống ốm nghén hiệu quả và dễ làm. Bạn có thể cho me vào nước đun sôi và chắt lấy nước để uống. Sáng hôm sau tỉnh dậy bạn sẽ có cảm giác đỡ nghén hơn.

Bánh mì, bánh quy: Đây có thể là món ăn vặt cho bà bầu và có tác dụng lợi hại. Bánh mì, bánh quy sẽ xua đuổi cảm giác ốm nghén tạm thời. Vị mặn trung hòa  acid trong dạ dày giảm cơn đói và không có cảm giác buồn nôn và nghén. Bà bầu có thể sử dụng bánh mì, bánh quy trong suốt thời gian nghén.

huong dan cach bo sung dinh duong cho ba bau bi nghen

Bánh quy là lựa chọn phù hợp để các bà bầu ăn vặt mà vẫn đủ dinh dưỡng

Dưa hấu: Dưa hấu bù lại lượng nước do ốm nghén và cũng làm mất cảm giác nghén của bà bầu.

Gừng: Thực phẩm này khá quen thuộc với các bà bầu. Gừng có tính cay ấm, sẽ cân bằng những cơn rối loạn tiêu hóa và sự ốm nghén của người mẹ. Bà bầu có thể dùng trà gừng hay ngậm kẹo gừng. Ngoài ra nước mía tươi và gừng cũng là thức uống tốt mà bà bầu có thể áp dụng.

Ngoài ra còn có một số thực phẩm đó là chuối; sữa chua; nước; cam; quýt; bưởi; sinh tố chanh,táo; tía tô; củ cải, khoai tây, khoai lang…

Một số lưu ý khác dành cho bà mẹ đang bị nghén

Không chỉ là chế độ dinh dưỡng mà bà mẹ đang bị nghén cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây để thai nhi khỏe mạnh và phát triển.

huong dan cach bo sung dinh duong cho ba bau bi nghen

Bà bầu nên chú ý chế độ dinh dưỡng và tránh những việc hoạt động nặng

  • Tránh làm việc nặng, hạn chế dùng thuốc và phải nghe theo chỉ định của Bác sĩ.
  • Không dùng vitamin A liều cao, thậm chí là chỉ thoa trên da.
  • Không hút thuốc hay các chất kích thích khác như rượu bia.
  • Không để bụng đói.
  • Không được uống nước chanh tươi.

Tuy trong giai đoạn đầu của thai kỳ không đặt nặng vấn đề ăn uống nhưng bạn vẫn phải lưu ý bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén, và những thực phẩm giúp bà bầu giảm nghén trong thời kỳ quan trọng này.

comment Bình luận

largeer