Hướng dẫn xử trí ban đầu khi trẻ bị bỏng nhiệt
Tai nạn bỏng nhiệt khá phổ biến trong đời sống hàng ngày và trong các hoạt động vui chơi giải trí của trẻ em. Tại Việt Nam, theo Viện Bỏng quốc gia trong 100 nạn nhân bị bỏng phải nhập viện, có khoảng 2/3 là trẻ em, nhất là trẻ ở từ 1 đến 6 tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ thường hiếu động, thích tò mò, khám phá nhưng chưa hiểu hết về sự nguy hiểm. Đối với trẻ em, bỏng với diện tích nhỏ cũng gây ra tình trạng mất nước, có thể dẫn đến sốc, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, suy kiệt và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, bỏng còn ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ.
Do đó khi trẻ bị bỏng nhiệt, việc sơ cấp cứu đúng và kịp thời sẽ giúp trẻ thoát khỏi nguy hiểm và giảm biến chứng của tai nạn bỏng.
Nguyên nhân và cách nhận biết gây bỏng thường gặp ở trẻ nhỏ?
Bỏng nhiệt chiếm tỷ lệ lớn trong các trường hợp bỏng, bao gồm nhiệt khô (lửa, kim loại nóng đỏ, chất khí nóng,...) và nhiệt ướt (hơi nước nóng, chất lỏng nóng sôi,...). Bỏng hoá chất và bỏng điện cũng là những nguyên nhân thường gặp. Bức xạ từ ánh sáng, tia cực tím, tia X và các hạt bức xạ khác cũng có thể gây bỏng.

Ảnh: Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM
Khi trẻ bị bỏng, da vùng bị bỏng sẽ thay đổi màu sắc, trở nên đỏ hoặc tím và có thể xuất hiện các nốt phồng lớn và nhỏ, xung quanh nề đỏ, đau rát. Trẻ có thể biểu hiện hoảng sợ, sợ hãi, vật vã, la hét,... Nhận biết kịp thời là cần thiết để thực hiện sơ cấp cứu một cách hiệu quả.
Phải làm gì khi trẻ nhỏ bị tai nạn bỏng?
Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt
Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn tác nhân gây bỏng: Bế khỏi bồn tắm nóng, nước nóng sôi, bàn là nóng... Cởi bỏ quần áo thấm đẫm nước sôi… Và đưa trẻ đến nơi an toàn, thông thoáng, khô ráo và thuận tiện cho việc thực hiện sơ cứu ban đầu.
Bước 2: Đánh giá ban đầu, đảm bảo chức năng sống
Đánh giá về tình trạng ý thức (tỉnh hay không tỉnh), đường thở (thông thoáng hay tắc nghẽn), tình trạng hô hấp (có khó thở hay ngừng thở không), tuần hoàn (mạch ngoại vi còn hay không). Đồng thời, phát hiện các chấn thương kết hợp như gãy xương hoặc chấn thương sọ não, chảy máu… Và tùy theo tổn thương của trẻ mà tiến hành cấp cứu phù hợp.
Bước 3: Nhanh chóng ngâm vùng bỏng vào nước sạch
Ngay sau khi bị bỏng (5 phút đầu sau khi bị bỏng), ngâm vùng bị bỏng vào nước lạnh sạch trong 10-20 phút. Khi ngâm vùng bị bỏng, hãy nhẹ nhàng lau sạch dị vật, bùn và chất bẩn khỏi vùng bị bỏng bằng gạc để tránh làm tổn thương thêm vùng da bị bỏng. Nước có thể ngâm rửa được vết bỏng là nước sạch, nhiệt độ nước tiêu chuẩn là từ 16 - 20 độ C. Tuy nhiên, vì là cấp cứu, cần tận dụng nguồn nước sẵn có ngay tại nơi bị nạn. Lựa chọn những nguồn nước sạch nếu có như nước đun sôi để nguội, nước máy, nước mưa, nước giếng...
Bước 4: Che phủ tạm thời vết bỏng
Che phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch. Sau đó, băng ép vết bỏng bằng băng cuộn, băng vải hoặc băng thun để tránh sưng tấy và tiết dịch ở vùng bỏng.
Bước 5: Ủ ấm, bù nước điện giải sau bỏng
Bỏng gây mất nước và muối, do vậy sau bỏng cần bù nước và muối đã mất cho trẻ bằng những cách đơn giản. Cho trẻ uống trà nóng, nước đường có pha thêm muối ăn, uống Orseol để bù điện giải. Đồng thời đắp chăn cho trẻ để giữ ấm.
Bước 6: Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất
Trẻ bị bỏng nhiệt khi sơ cứu cần lưu ý những gì?
Khi ngâm vùng bị bỏng vào nước sạch, chỉ rửa vùng bị bỏng và giữ ấm các phần còn lại của cơ thể, đặc biệt là vào mùa đông. Trẻ bị bỏng ở những vị trí như miệng và họng đặc biệt nguy hiểm vì vết bỏng này có thể gây sưng tấy phế quản và gây ngạt thở. Do đó, bạn nên nới lỏng quần áo quanh cổ và gọi số điện thoại khẩn cấp ngay lập tức. Tuyệt đối không được dùng nước mắm, kem đánh răng,… hay các loại thuốc mỡ không dùng chữa bỏng để đắp lên vết bỏng. Việc sơ cứu không đúng cách sẽ khiến tình trạng bỏng nặng thêm và gây khó khăn trong điều trị. Khi trẻ bị bỏng, cha mẹ và người thân phải bình tĩnh, nhanh chóng và nhẹ nhàng khi thực hiện sơ cứu.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm