Hủy án sơ thẩm vụ tài xế xe Mercedes tông nữ tiếp viên hàng không

HĐXX phúc thẩm đã quyết định hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ án tài xế xe Mercedes tông nữ tiếp viên hàng không.
By N.N/ Sức Khỏe Cộng Đồng
23/04/2021 06:03
Nữ tiếp viên hàng không Nguyễn Thị Bích Hường tại tòa. (Ảnh: Dân Trí).

Nữ tiếp viên hàng không Nguyễn Thị Bích Hường tại tòa. (Ảnh: Dân Trí).

Chiều qua (22/4), TAND TPHCM đã tuyên án phúc thẩm vụ tài xế xe Mercedes tông nữ tiếp viên hàng không.

Trước đó, ngày 16/12/2020, TAND quận Phú Nhuận (TPHCM) xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Phong 7 năm 6 tháng tù.

Bị cáo Phong là người lái ô tô Mercedes gây ra vụ tai nạn vào rạng sáng 30/1/2020 ở đường Hồng Hà (quận Phú Nhuận), khiến người chạy xe dịch vụ GrabBike là ông Lê Mạnh T. (SN 1956, ngụ Quận 12) tử vong; chị Nguyễn Thị Bích Hường (SN 1990, tiếp viên hàng không; ngồi sau xe nạn nhân T.) bị thương tật vĩnh viễn 79%.

HĐXX phúc thẩm đã tuyên hủy tòa bộ bản án sơ thẩm đề điều tra lại. Theo tòa, cần phải xem xét nguồn gốc căn nhà là của bị cáo Phong hay của bà Mi.

Vì trước đó, bà Mi nói bà là người có tiền mua căn nhà nhưng tại tòa Phong lại có ý kiến chuyển nhượng căn nhà để bồi thường cho bị hại.

Bị cáo Phong - tài xế Mercedes tại tòa. (Ảnh: Pháp Luật TP HCM).

Bị cáo Phong - tài xế Mercedes tại tòa. (Ảnh: Pháp Luật TP HCM).

Tại phiên tòa hôm nay, Phong đồng ý bán căn hộ tại một chung cư ở quận Gò Vấp, TP.HCM để có tiền bồi thường. Tuy nhiên, Phong cho rằng mình chỉ đứng tên mua giùm mẹ. Mẹ Phong là người trả tiền.

Vào buổi trưa, khi tòa tạm nghỉ, gia đình Phong đã bồi thường cho hai bị hại mỗi người 60 triệu đồng. Đây là số tiền đầu tiên từ ngày xảy ra tai nạn hai bị hại nhận được từ gia đình của Phong. Mẹ của Phong trình bày rằng mong muốn có một mức án thấp nhất cho con.

Phần luận tội, đại diện VKS đề nghị y án sơ thẩm 7 năm 6 tháng tù đối với Phong. Theo đại diện VKS, Phong đã bồi thường một phần cho các bị hại nên đây được coi là tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, hậu quả bị cáo gây ra là quá nghiêm trọng, mức hình phạt đã đủ tính răn đe.

Đối với yêu cầu của nữ tiếp viên về việc kê biên căn hộ do Phong đứng tên, sau đó đã chuyển hợp đồng qua cho mẹ, đại diện VKS cho rằng các bị hại có quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục kê biên.

Chị Hường kháng cáo đề nghị làm rõ hành vi tẩu tán tài sản của Phong. Khi đang bị tạm giam, mẹ của Phong và công chứng viên đến nơi Phong đang bị tạm giam để công chứng chuyển nhượng căn hộ do Phong đứng tên sang cho mẹ Phong.

Theo đại diện VKS, thẩm vấn công khai tại tòa phúc thẩm đã làm rõ mục đích giao nhận tài sản giữa bị cáo và mẹ là để bà cầm cố tài sản lấy tiền bồi thường cho các bị hại nên không coi là hành vi tẩu tán tài sản.

comment Bình luận

largeer