Khoai tây mọc mầm có ăn được không?

Khoai tây mọc mầm có ăn được không? Nếu bạn cứ cố ăn những củ khoai tây bị mọc mầm hay có vỏ xanh thì rất dễ gây ra ngộ độc, nặng có thể gây tử vong.
23/02/2018 09:53

Khoai tây là món ăn yêu thích của nhiều người, nhất là món khoai tây chiên. Một số người khi chế biến khoai tây cho rằng ăn khoai tây mọc mầm an toàn. Đây là một quan niệm sai lầm bởi các chuyên gia sức khỏe đã cảnh báo: khoai tây mọc mầm đã trải qua các phản ứng hóa học và không còn an toàn để ăn.

Cơ chế mọc mầm ở khoai tây

Để chống lại sâu bệnh, ở một số loại rau củ tự nhiên có thể tạo ra chất đề kháng. Đây là một phản ứng tự nhiên và khoai tây cũng vậy. Khoai tây tạo ra chất diệt trùng và chống nấm thiên nhiên tên là solanine và chaconine.

Ở điều kiện bình thường thì hàm lượng solanine và chaconine trong củ khoai tây rất ít. Theo nghiên cứu thì trong 100gr khoai mới có 10mg nên không gây ngộ độc.

khoai tay moc mam co an duoc khong

Khoai tây mọc mầm có ăn được không? Ăn khoai tây mọc mầm dễ bị ngộ độc

Tuy nhiên nếu khoai được bảo quản không tốt ở một nơi quá ẩm, quá sáng, hay quá nóng thì khoai sẽ nhanh chóng mọc mầm.

Lúc này khi khoai mọc mầm thì hàm lượng 2 chất trên sẽ tăng cao tói mức có thể gây ngộ độc cho người ăn. Đặc biệt những chất này tập trung vùng vỏ khoai có màu xanh, tím. Đây là dấu hiệu cho thấy, củ khoai tây đó đã nhiễm độc solanine.

Solanine không dễ dàng nhận thấy được bằng vị giác (vị đắng) bởi nồng độ của chúng ở củ khoai mới mọc mầm là khoảng 15 đến 20 mg/100gr. Ở nồng độ cao, solanine có vị cay như ớt.

Khoai tây mọc mầm độc như thế nào?

Khi khoai tây quá già, các chất tinh bột trong khoai sẽ được chuyển đổi thành các loại đường. Đường này sẽ biến đổi thành các  alcaloit gọi là solanine và chaconine.

Các alcaloit thường tập trung trong thân, lá, mầm khoai tây cũng như khu vực vỏ màu da xanh lá cây của củ. Số lượng alcaloit phụ thuộc vào các điều kiện bảo quản và độ tuổi của khoai tây.

khoai tay moc mam co an duoc khong 1

Khoai tây mọc mầm có ăn được không? Không nên ăn khoai tây mọc mầm bởi chúng có chứa độc

Khi củ khoai tây mọc mầ, tinh bột sẽ chuyển hóa thành solanine và chaconine. Qua nhiều nghiên cứu thì chất solanine phân bố trong củ khoai tây mọc mầm là:

+ Trong mầm khoai tây và chân mầm: 420 – 730mg/100g

+ Trong vỏ khoai: 30 – 50mg/100g

+ Trong ruột khoai: 4 – 7mg/100g

Mà chỉ với liều lượng 0,2 – 0,4g solanin trên 1kg trọng lượng cơ thể có thể gây ngộ độc chết người.

Sự thật là nếu ăn khoai tây mọc mầm thì khả năng ngộ độc của bạn rất cao. Nếu hàm lượng ít, độc tố solanine và chaconine trong khoai tây có thể gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.

Nếu nặng hơn bạn có thể gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng về thần kinh và đường tiêu hóa như: mê sảng, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, hạ thân nhiệt, tê liệt, thở chậm...

Các triệu chứng ngộ độc có thể kéo dài từ 1-3 ngày. Có nhiều trường hợp phải nằm viện vì ngộ độc do khoai tây mọc mầm hay thậm chí là đã có trường hợp tử vong.

Bởi vậy nếu phát hiện thấy củ khoai tây bị mọc mầm, dù chỉ mới chỉ nhú ra thì tốt nhất là không nên ăn củ khoai tây này.

Cách xử lý khoai tây mọc mầm

Nếu không biết cách xử lý khoai tây mọc mầm mà bạn vẫn cố ăn chúng, không cẩn thận chúng có thể khiến bạn và gia đình bị ngộ độc.

Để loại bỏ chất độc  solanine bạn cần gọt vỏ kỹ và ngâm ngay củ khoai vào nước, có thể thêm vài hạt muối trước khi nấu vài giờ để loại bỏ chất độc. Do chất solanine có thể tan trong nước nên đây là cách loại bỏ độc tố hiệu quả nhất.

Trường hợp củ khoai mới nảy 1-2 mầm nhỏ nếu ta không bỏ cả củ thì ít nhất cũng phải bỏ hết mầm và khoét bỏ hết chân mầm, đồng thời gọt bỏ vỏ (chứ không chỉ cạo sơ qua như nhiều người vẫn làm).

Sử dụng lò vi sóng cũng chỉ có tác dụng làm giảm chút ít. Tốt nhất là bạn nên loại bỏ chúng đi mà không nên tiếc.

Tránh ngộ độc khoai tây mọc mầm

- Ngộ độc khoai tây có thể tránh được nếu bạn biết bảo quản khoai đúng cách, ăn ngay sau khi mua và gọt bỏ vỏ xanh cùng mầm xanh.

- Không ăn khoai tây dã mềm nhũn, cũ và mọc mầm.

- Chọn mua những củ khoai màu vàng sẽ tốt hơn những củ đã ngả sang màu trắng. Chọn khoai còn rắn, cầm chắc tay và không có mầm. Mua những củ khoai nặng, lành lặn, vỏ trơn nhẵn sẽ tươi ngon hơn.

khoai tay moc mam co an duoc khong 2

Khoai tây mọc mầm có ăn được không? Nên chọn những củ khoai màu vàng, rắn chắc, lành lặn và không mọc mầm để ăn

- Không bảo quản khoai ở những nơi ấm áp, độ ẩm và ánh sáng vì khoai sẽ mọc mầm nhanh. Nên để khoai ở những nơi mát, tối, khô ráo nếu chưa thể ăn ngay và không trữ khoai tây quá 12 ngày. Khi gọt vỏ khoai, nếu thấy vệt màu xanh thì nên khoét bỏ.

- Để hạn chế ngộ độc, trước khi bỏ khoai vào chế biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.

- Cách nấu khoai tây cũng quyết định đến nồng độ của solanine và chaconine. Cách tốt nhất để làm giảm các chất độc này là chiên ở nhiệt độ cao (170 độ C).

- Nếu khoai tây có vị đắng, bạn đừng tiếc và nên bỏ chúng đi ngay lập tức.

- Nếu bạn vô tình ăn phải khoai tây chứa chất độc, hãy đến bác sĩ ngay.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

comment Bình luận

largeer