Những ai không nên ăn khoai tây?

Những ai không nên ăn khoai tây? Khoai tây là thực phẩm rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên với một số người nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe thì không nên ăn khoai tây.
18/02/2018 20:00

Tác dụng của khoai tây

Khoai tây là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và là món ăn được nhiều người yêu thích. Hơn nữa nó được nhiều chị em lựa chọn cho thực đơn giảm cân, do trong khoai tây có ít calo, không có chất béo và cholesterol. Hơn nữa trong khoai tây còn có hàm lượng vitamin cao và là nguồn cung cấp kali, vitamin B6 và chất xơ thô tuyệt vời.

Bên cạnh đó khoai tây còn rất tốt cho việc điều trị các chứng loét dạ dày, táo bón mãn tĩnh, ho sốt eczema và đặc tính chữa lành da.

nhung ai khong nen an khoai tay

Những ai không nên ăn khoai tây? Khoai tây là thực phẩm rất tốt cho cơ thể, nhất là việc sử dụng để giảm cân rất nhiều quả

Trong khoai tây có tính chống oxy hóa nên nó giúp đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp hay thậm chí là ngăn ngừa ung thư.

Điều đáng nói là trong khoai tây chứa rất ít calo, với một củ khoai trung bình chỉ chứa 110 calo. Bên cạnh đó là hàm lượng cacbonhydrat cao, tinh bột và ít chất đạm.

Mặc dù là một loại củ giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được khoai tây.

Những người không nên ăn khoai tây

Phụ nữ mang thai

Trong cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ có thai ngày nào cũng ăn khoai tây sẽ khiến cơ thể hấp thu một lượng lớn  alcaloid. Việc này có thể gây ra bất thường cho thai nhi.

Một số chuyên gia cảnh báo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với alcaloid thì chỉ cần ăn 44-250g khoai tây/ngày và ăn liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Vì alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi.

nhung ai khong nen an khoai tay 1

Những ai không nên ăn khoai tây? Phụ nữ có thai ăn nhiều khoai tây có thể gây bất thường cho thai nhi

Theo một số nghiên cứu thì phụ nữ mang thai ăn các loại rau thân củ như khoai tây hoặc củ cải có thể làm cho con họ dễ mắc tiểu đường sau này.

Nguyên nhân gây ra điều này là do độc tố bafilowyein trong vi khuẩn Streptomyces nhiễm trên các thực phẩm trên và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của tuyến tụy.

Vì thế phụ nữ mang thai nên ăn khoai tây điều độ. Tuy nhiên nhiều thai phụ lại nghiện món khoai tây chiên. Mắc dù được xử lý qua nhiệt độ cao nhưng các solanin có trong khoai cũng chỉ giảm ở một mức nào đó chứ không hết hẳn.

Hơn nữa trong khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối nên dễ gây béo phì và tăng huyết áp cho mẹ và thai nhi. Do vậy với bà bầu không nên ăn nhiều khoai tây.

Bệnh nhân tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường thường có hàm lượng máu cao. Do vậy mà họ cần phải cảnh giác với những thực phẩm chứa nhiều carbohydrat, đồng thời kiểm soát tốt lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ.

Bên cạnh đó bệnh nhân tiểu đường nên ăn những thực phẩm có tác dụng ổn huyết áp, ổn định lượng cholesterol và trọng lượng cơ thể để không có những biến chứng xấu xảy ra.

Hơn nữa người bị tiểu đường nên hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột vì dễ khiến đường huyết cao. Chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường.

Trong khi đó khoai tây là thực phẩm có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lí do mà vì sao người bị tiểu đường không nên ăn thường xuyên khoai tây.

nhung ai khong nen an khoai tay 2

Những ai không nên ăn khoai tây? Những người bị tiểu đường không nên ăn nhiều khoai tây sẽ khiến đường huyết tăng

Người bị cao huyết áp

Không chỉ với riêng khoai tây chiên mà các món ăn từ khoai tây đều khiến bạn có nguy cơ tăng huyết áp. Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là vì:

- Khoai tây giàu potassium, loại khoáng chất giúp làm hạ huyết áp.

- Nhưng mặt khác, khoai tây cũng là loại củ có chỉ số đường huyết cao, đây chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Những lưu ý khi ăn khoai tây

- Không ăn khoai tây mọc mầm: Trong mầm khoai tây có chứa chất solanine. Nếu ăn phải chất này có thể gây ra một số biểu hiện như ngứa  và nóng rát ở cổ họng, có cảm giác nóng rát hoặc đau vùng thượng vị, có thể gây nôn mửa và tiêu chảy. Nếu bị nặng bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như: au đầu chóng mặt, rồi loạn ý thức nhẹ, khó thở.

- Không ăn khoai tây để lâu: Bạn nên nhớ với khoai tây để lâu thì không được ăn, nhất là với khoai tây để đông lạnh. Bởi chúng có thể khiến cho bạn bị ngộ độc.

- Không ăn củ khoai có vỏ màu xanh:  Khi mua khoai tây, ngoài chú ý chọn những củ không giập nát, còn cần lưu ý cả những củ khoai tây có màu xanh nữa. Nếu khoai tây bị dập, thâm tim sẽ sinh ra chất độc solanine gây hại cho cơ thể. Do vậy nên loại bỏ những củ bị hư hại.

- Các loại bỏ độc tố trong khoai tây: Để hạn chế độc tố có trong khoai tây thì bạn tuyệt đối không nên ăn những củ khoai mọc mầm, dập nát và có vỏ màu xanh. Trước khi chế nên ngâm khoai tây vào nước muối pha loãng. Khi nấu nên cho ít giấm vào để loại bỏ độc tố.

comment Bình luận

largeer