Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Trên thực tế, mọi người khi thấy trường hợp này vẫn sử dụng để nấu ăn bình thường nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe.
23/02/2018 09:01

Tác dụng của khoai lang

Khoai lang có tên gọi là sweet potatoes, nguồn gốc từ Nam Mỹ được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu. Đây là thực phẩm được phổ biến rộng rãi bởi hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú như: tinh bột, chất xơ, khoáng chất, các vitamin A, C, B6.

Với những người thừa cân khoai lang là sự lựa chọn đầu tiên, bởi năng lượng trong khoai lang khá ít, chỉ bằng 1/3 so với cơm và 1/2 so với khoai tây. 

Thậm chí những người bị táo bón, chỉ cần bổ sung khoai lang luộc vào thực đơn hàng ngày là sẽ được cải thiện đáng kể. Điều này có được bởi chất xơ của khoai kích thích các nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

khoai lang moc mam co an duoc khong

Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Mọi người có thể ăn khi khoai mọc mầm nhưng hạn chế sử dụng thường xuyên

Loại protein trong khoai lang có khả năng chống oxy hóa cho cơ thể. Bên cạnh đó lượng vitamin A và C giúp khoai lang trở thành thực phẩm chống viêm nhiễm để phòng và chữa trị bệnh như suyễn, viêm khớp, viêm đa khớp.

Vị ngọt của khoai lang là thức ăn cực tốt cho người đái tháo đường, giúp ổn định nồng độ đường trong máu, giảm sức kháng insulin.

Nghiên cứu tại Đại học Vienna (Áo), đã tìm hiểu phương thức hoạt động và tính hiệu quả của Caiapo từ khoai lang thử nghiệm trên những người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 với liều dùng trong vòng 12 tuần. Kết quả cho thấy, khi điều trị bằng Caiapo chiết từ khoai lang đã làm giảm lượng hemoglobin A-1c (HbA1c) là yếu tố chỉ định lượng đường máu dư thừa. Lượng đường máu ở nhóm sử dụng Caiapo từ khoai lang cũng giảm hơn nhiều. Ngoài ra, lượng cholesterol trong máu cũng giảm.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng thực hiện nhiều nghiên cứu và phát hiện ra rằng  chất cyanidins và peonidins trong khoai lang có khả năng giảm thiểu những tác động tiêu cực do kim loại nặng tích tụ từ thức ăn và môi trường đến cơ thể con người.

Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

Sau khi mua khoai lang về nếu để lâu trong môi trường không khí ẩm sẽ rất dễ bị mọc mầm. Theo nhiều ý kiến, khoai lang mọc mầm vananx có thể ăn, không sinh ra chất độc. Khi ăn hãy dùng đầu mũi dao khoét bỏ phần mầm và ngâm với nước muối 10 phút. Tuy nhiên, lúc này chất dinh dưỡng của khoai lang đã mất đi rất nhiều, hương vị cũng không còn ngon.

Cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với những củ khoai lang đã mọc mầm có chứa hàm lượng glycoalkaloid rất lớn. Nếu chúng ta ăn phải những củ khoai lang mọc mầm hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng bởi những chất độc hại có trong mầm khoai sẽ tấn công hệ thần kinh. 

khoai lang moc mam co an duoc khong 1

Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Nấm mốc khi khoai mọc mầm không tốt cho sức khỏe

Tuy không quá nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng trong khoai lang mọc mầm cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì có chứa độc tố. Những độc tố này có thể gây nôn mửa, khiến người bệnh đau bụng. 

Hơn nữa, kể cả bản thân của khoai lang mọc mầm không độc hại nhưng các loại nấm mốc bám trên vỏ khoai mới là "thủ phạm" đáng lo ngại. Khoai lang nếu mắc bệnh đốm đen sẽ sản sinh ra rất nhiều độc tố, đặc biệt làm ipomeamarone. Đây chính là một chất khiến khoai có vị đắng (dân gian thường gọi là khoai hà). Chất độc này ngay cả khi bạn chế biến thì hoạt tính sinh vật của nó cũng không bị phá hủy. Nếu ăn loại khoai lang này vào, chất độc sẽ gây nôn mửa, đau bụng dữ dội.

 

 

comment Bình luận

largeer