Kim tiền thảo - thảo dược 'vàng' cho người mắc bệnh sỏi thận và tiết niệu

Theo y học cổ truyền thì kim tiền thảo là cây thảo được rất lành tính, không lo tác dụng phụ, nếu uống hàng ngày giúp giải nhiệt và giải độc cơ thể, giúp tán sỏi và điều trị các bệnh về tiết niệu.
11/11/2019 11:51
Kim tiền thảo còn gọi là Bạch Nhĩ Thảo, Bàn Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Cửu Lý Hương… Thường được gặp ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du phía Bắc, từ Nghệ An trở ra. Cây kim tiền thảo còn có tên gọi là mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng. Là cây cỏ, cao 30-50cm, mọc bò. Ngọn non dẹt và có phủ lông tơ, màu trắng. Lá mọc so le, gồm một hoặc 3 lá chét tròn dài 1,8 - 3,4cm, rộng 2 - 3,5cm, do đó có tên là đồng tiền, mặt dưới có lông trắng bạc, mặt trên có những đường gân rất rõ. Hoa màu tía, mọc thành chùm xim ở kẽ lá. Quả đậu nhỏ, giữa các hạt thắt lại. 
Theo nghiên cứu tại Đại học Kumamoto, Nhật Bản cho thấy, kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu để bào mòn sỏi theo cơ chế tự nhiên. Ngoài ra, còn giúp kiềm hóa nước tiểu, giảm đau chống viêm, giúp hòa tan, ngăn ngừa lắng đọng sỏi và ngừa biến chứng viêm đường tiết niệu do sỏi. 

Bài thuốc điều trị sỏi và tiết niệu từ kim tiền thảo

Nguyên nhân gây sỏi thận chủ yếu là do các thói quen hay ngồi nhiều với uống ít nước, lạm dụng thuốc, sữa, hay các thức ăn có quá nhiều canxi,… Đông y quan niệm, muốn trị bệnh phải trị từ gốc rễ, do đó, các bài thuốc Đông y điều trị sỏi thận đều có tác dụng lợi tiểu. Khoa học đã chứng minh, chất soyasaponin I có chứa trong cây kim tiền thảo là có tác dụng giúp ức chế sự hình thành và phát triển của sỏi calci axalat ở thận. Các nghiên cứu cụ thể cũng đã chỉ ra rằng, cao từ kim tiền thảo được thí nghiệm trên động vật cho ra kết quả có tác dụng ức chế được sự hình thành sỏi calci axalat ở thận bởi thành phần polysacchorid có chứa trong loại cao có tác dụng này và đồng thời làm tăng lượng bài tiết nước tiểu ở các đối tượng thí nghiệm.
 
Tac-dung-cua-kim-tien-thao-dieu-tri-soi-va-tiet-nieu
 
Trong Đông Y, kim tiền thảo là một trong những loại thảo dược quý được dùng để điều trị nhiều những bệnh lý khác nhau. Nhờ công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau, lợi tiểu rất hiệu quả. Đặc biệt trong đó có khả năng bào mòn sỏi thận rất hiệu quả. Theo phân tích trong y học cổ truyền thì kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu giúp pha loãng dòng nước tiểu từ đó có thể ngăn chặn hoặc làm giảm sự phát triển của sỏi thận. Kim tiền thảo được sử dụng nhiều trong việc điều trị sỏi thận, giúp hỗ trợ bào mòn sỏi, giảm tình trạng phù nề niệu quản, từ đó có thể giúp khả năng đào thải sỏi ra ngoài cơ thể được tốt hơn. 

Trị sỏi thận, tiết niệu, sỏi bàng quang

Kim tiền thảo 16 g, Cối xay 16 g, Ké đầu ngựa 16 g, Rễ cỏ xước 16 g, Đinh lăng (rễ) 16 g, Cỏ tranh (rễ) 16 g, thổ phục linh16 g, mộc thông 10 g. Mang các vị thuốc trên sắc uống, mỗi ngày dùng một thang.

Trị sỏi đường tiểu

Kim tiền thảo 30 g, Xà tiền tử (bọc vào túi vải) 15 g, Xuyên sơn giáp (chích) 10 g, Đào nhân 10 g, Thanh bì 10 g, Ô dược 19 g. Mang tất cả các vị thuốc đi sắc uống, mỗi ngày một thang. 

Trị sỏi đường tiểu do thận hư thấp nhiệt

Tac-dung-cua-kim-tien-thao-dieu-tri-soi-va-tiet-nieu
 
Với biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng: Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, vỏ núc nác 16g, hoa, lá mã đề 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4g. Cho các vị thuốc vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 tháng. 

Trị tiểu ít, tiểu buốt, tiểu ra máu 

Kim tiền thảo có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu và điều trị các chứng bệnh như bàng quang tích nhiệt, các chứng tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu vàng sẫm v.v. Kim tiền thảo 30 g, Xa tiền tử 20g, Tỳ giải 20 g, Hoạt thạch 20 g, Đan sâm 9 g, Thục địa 10 g, Tục đoạn 9 g. Mang các vị thuốc trên đi sắc thành thuốc thuốc. Mỗi ngày uống một thang.

Chữa sỏi đường mật

Kim tiền thảo 30g, chỉ xác (sao) 15g; xuyên luyện tử, hoàng tinh, sinh địa hoàng, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Kim tiền thảo, rau má tươi, cỏ xước, mỗi vị 20g; hoạt thạch, vảy tê tê, củ gấu, mỗi vị 12g; nghệ vàng, hải tảo, mỗi vị 8g, kê nội kim 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm và sỏi túi mật và đường dẫn mật

Kim tiền thảo, nhân trần, mỗi vị 40g; sài hồ, mã đề, mỗi vị 16g, chi tử 12g; chỉ xác, uất kim, mỗi vị 8g, khổ luyện tử 6g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
 
Chữa sỏi niệu kèm theo bội nhiễm đường tiết niệu
Kim tiền thảo 40g; mã đề, tỳ giải, mỗi vị 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Kim tiền thảo 40g, mã đề 20g; sinh địa, đạm trúc diệp (cỏ lá tre), mỗi vị 16g; mộc thông, kê nội kim, cam thảo (sao cháy), mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu đái ra máu, thêm cỏ nhọ nồi 16g, tiểu kế 12g. Nếu đau nhiều, thêm: ô dược, uất kim, diên hồ sách, mỗi vị 8g.

Món ăn bài thuốc từ cây kim tiền thảo

Kim tiền thảo còn được sử dụng kết hợp tạo thành những món ăn để điều trị bệnh.
Kim tiền thảo, bắc kỳ hầm thịt lợn: Kim tiền thảo 30g, bắc kỳ 50g, dĩ nhân 20g, thịt lợn 200g. Hầm thành canh, sau đó cho thêm gia vị là có thể ăn. Chữa các chứng chướng bụng dưới, són tiểu, sắc mặt nhợt nhạt, mệt mỏi.
 
Cháo kim tiền thảo: Kim tiền thảo, thịt lợn ba chỉ 60g, gạo trắng 50 – 100g. Kim tiền thảo sắc lấy nước, bỏ bã đi. Thịt lợn ba chỉ rửa sạch cắt miếng nhỏ thêm với gạo trắng, sau đó cho nước kim tiền thảo vào, hầm thành cháo. Thích hợp dùng trong trường hợp mắc sỏi tiết liệu, đi tiểu đau buốt, táo bón.
 
Kim tiền thảo, sa nhân, cá: Kim tiền thảo, xa tiền thảo (mã đề) 60g, sa nhân 10g, cá chép 1 con, muối, gừng. Cá chép làm sạch bỏ vẩy, mang và ruột. Sau đó cho 3 vị thuốc trên vào hầm cùng, cá chín cho ít muối, gừng, thêm chút gia vị cho vừa miệng là có thể dùng được. Điều trị gan nhiễm mỡ.
 
Mặc dù là một loại thảo dược lành tính nhưng việc sử dụng kim tiền thảo quá nhiều cũng là điều không nên, thậm chí còn có thể gây ra tác dụng phụ. Một số trường hợp lạm dụng quá nhiều tới việc sử dụng Kim tiền thảo trong điều trị sỏi thận. Có thể gây ra mẩn, mụn mủ, làm suy giảm các chức năng của gan, thận. Với những người dễ bị Dị ứng, hoặc bị tiêu chảy, tỳ hư thì cần tránh sử dụng loại thảo dược này. Việc điều trị bệnh sỏi thận còn căn cứ vào độ lớn và vị trí của sỏi mới có thể đưa ra được phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Tuyệt đối không nên sử dụng kim tiền thảo cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú.
Nguyễn Dung (t/h)
comment Bình luận

largeer