Phát triển chuỗi giá trị dược liệu sạch chuẩn hóa nâng tầm Việt Nam trên bản đồ dược liệu thế giới

Nằm trong vùng đa dạng sinh học cộng với nền y học dân tộc lâu đời và độc đáo với phương châm “Nam Dược trị Nam nhân”, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng và cơ sở phát triển ngành công nghiệp dược liệu như đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế.
17/10/2018 14:00

Phát triển các vùng trồng Dược liệu sạch là nhiệm vụ quốc gia

Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và "Hướng dẫn đánh giá y học cổ truyền" năm 1991, Tổ chức Y tế Thế giới WHO luôn khuyến nghị sử dụng thuốc cổ truyền trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Xu hướng trở về, gần gũi với thiên nhiên cũng ngày càng được ưa chuộng trên thế giới.

Về khía cạnh kinh tế, dược liệu có giá trị lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào. Việc phát triển các vùng dược liệu sạch, chuẩn hóa một cách bài bản có thể giúp phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn và miền núi. Đây là vấn đề cốt lõi để đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, dù tiềm năng dược liệu to lớn như vậy nhưng Việt Nam vẫn chưa được phát huy hay quy hoạch, phát triển chuỗi giá trị, dẫn đến hiệu quả thấp.

Phát triển chuỗi giá trị dược liệu sạch chuẩn hóa nâng tầm Việt Nam trên bản đồ dược liệu thế giới - Ảnh 1.

 

Xây dựng vùng trồng dược liệu sạch mở ra cơ hội phát triển cho người dân tại các khu vực nông thôn và miền núi. (Ảnh chụp tại vùng trồng cát cánh theo tiêu chuẩn GACP-WHO của Nam Dược tại Bắc Hà)

Thực trạng dược liệu tại Việt Nam

Mặc dù Đảng và Nhà nước đặt chủ trương phát triển y tế là kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền dân tộc, điều này cho thấy vai trò to lớn của y học cổ truyền mà cốt lõi là dược liệu. Thế nhưng, theo số liệu của Hiệp hội dược liệu VN, 80% nhu cầu dược liệu trong nước phải nhập khẩu và tồn tại nhiều bất cập.

Đầu tiên là tình trạng khai thác không có kế hoạch – tổ chức, không chú ý tái tạo bảo tồn. Nhiều loại thuốc quý trong tự nhiên bị khai thác bừa bãi, cạn kiệt thậm chí bị phá hủy do nạn phá rừng làm cho vốn quý đa dạng dược liệu ngày càng cạn kiệt. Chưa kể, vấn nạn chảy máu dược liệu quý ra nước ngoài diễn biến phức tạp.

Vấn đề nổi cộm nữa là vấn nạn dược liệu giả, mốc, kém chất lượng trong quá trình nhập khẩu… khiến chất lượng dược liệu giảm, thay đổi tính chất, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng người sử dụng.

Bên cạnh đó, có thể kể thêm những thực trạng đáng báo động sau: Sử dụng và lạm dụng dược liệu còn tồn tại dư phẩm kim loại nặng và thuốc trừ sâu; Công tác quản lý lỏng lẻo, chồng chéo...

Phát triển chuỗi giá trị dược liệu sạch chuẩn hóa nâng tầm Việt Nam trên bản đồ dược liệu thế giới - Ảnh 2.

 

80% nhu cầu dược liệu trong nước phải nhập khẩu và tồn tại nhiều bất cập.

Phát triển chuỗi giá trị dược liệu sạch

Từ Quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 2013: Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cũng như nhận ra tiềm năng dược liệu trong nước, nhiều doanh nghiệp trong đó có Công ty Nam Dược đã tiên phong chuyển mình tạo nên sự khác biệt trên thị trường dược phẩm.

Nam Dược đã chủ động phát triển bài bản vùng dược liệu sạch, xây dựng chuỗi giá trị bền vững. Đồng thời, Nam Dược còn thể hiện vị trí tiên phong bằng cách chủ động thúc đẩy liên kết 4 nhà: Nhà quản lý - Nhà khoa học - Nhà Nông - Doanh nghiệp trong đó Doanh nghiệp đứng ở vị trí trung tâm, tạo đầu ra cho dược liệu.

Nam Dược đã xây dựng nhiều vùng trồng dược liệu sạch vừa tự đáp ứng nguồn cung đầu vào vừa góp phần phát triển kinh tế địa phương. Có thể kể đến: Vùng trồng Dây thìa canh tại Hải Hậu - Nam Định, Vùng trồng Dược liệu Quất tại Vụ Bản – Nam Định đạt tiêu chuẩn GACP – WHO; Bạch chỉ, Sinh địa, Đậu nành tại Nam Định; Cà gai leo tại Hà Nội; Độc hoạt, Đương quy tại Lào Cai; Sa nhân, Hy thiêm, Tam thất, Khôi tía tại Hà Giang; Diệp hạ châu, Húng chanh tại Phú Yên;

Với cam kết trong việc bảo tồn và phát huy các giống dược liệu của Việt Nam, đồng thời tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho bà con các vùng còn khó khăn, Nam Dược đã đồng hành cùng dự án BioTrade (dự án phát triển dược liệu sạch của Liên minh châu Âu) từ nhiều năm qua. BioTrade là các nguyên tắc sản xuất bền vững do Liên Hợp quốc đề xướng, bao gồm: bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế bền vững, chia sẻ lợi ích công bằng cho người tham gia sản xuất (đặc biệt nông dân) và minh bạch về pháp luật.

Phát triển chuỗi giá trị dược liệu sạch chuẩn hóa nâng tầm Việt Nam trên bản đồ dược liệu thế giới - Ảnh 3.

 

Nam dược và hành trình khẳng định thương hiệu gắn với mục tiêu phát triển chuỗi giá trị dược liệu sạch đưa sản phẩm Việt đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tháng 9/2006, Nam Dược đánh dấu thành công, uy tín của mình khi trở thành doanh nghiệp đầu tiên ở phía Bắc có Nhà máy đông dược phẩm đạt chuẩn GMP – WHO, GSP, GLP.

Năm 2008, toàn bộ tiêu chuẩn mà nhà máy Nam Dược đã được công nhận như: GMP – WHO, ISO 9001:2000, ISO 14000:2004, HACCP và SA 8000 hợp thành bộ tích hợp tiêu chuẩn IMS (Intergrated Management System) tiên tiến của thế giới và chất lượng sản phẩm từ nhà máy đạt trình độ này được toàn thế giới công nhận.

Cũng trong năm 2008, Nam Dược lọt Top 3 doanh nghiệp tại Việt Nam có công bố trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP – WHO (Thực hành trồng trọt, thu hái và chế biến dược liệu đạt chuẩn theo quy định Tổ chức Y tế thế giới).

Phát triển chuỗi giá trị dược liệu sạch chuẩn hóa nâng tầm Việt Nam trên bản đồ dược liệu thế giới - Ảnh 4.

 

Năm 2015, Nam Dược vinh dự nhận giải thưởng "Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương (Global Performance Excellence Award –GPEA), cũng như nhiều lần nhận được Huy chương vàng chất lượng do Bộ công thương, Bộ khoa học công nghệ và nhiều bộ ngành khác trao tặng. Đồng thời liên tiếp được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm chất lượng cao. Điều này chứng tỏ hướng đi đúng đắn của Nam Dược trong việc xây dựng chuỗi dược liệu sạch từng bước nâng tầm Việt Nam trên bản đồ dược liệu thế giới.

Siro ho cảm Ích Nhi của Nam Dược với 3 dòng sản phẩm phù hợp cho các bé từ sơ sinh giúp Giải cảm, giảm ho, tiêu đờm, tăng sức đề kháng cho trẻ. Hỗ trợ điều trị các trường hợp cảm lạnh, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, ho do lạnh, ho có đờm, ho do dị ứng thời tiết, viêm họng, viêm phế quản.

comment Bình luận

largeer