Lào Cai tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn lao động
Công văn nêu rõ, trong thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định: Nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo ATVSLĐ dần được nâng cao, công tác ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động được các doanh nghiệp chú trọng, quan tâm… Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra, điều tra tai nạn lao động và thống kê báo cáo tình hình tai nạn lao động cho thấy, việc chấp hành pháp luật về ATVSLĐ có lúc, có nơi và ở một số ngành, lĩnh vực chưa được đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động của một số địa phương hiệu quả chưa cao; tình hình tai nạn lao động chết người vẫn diễn biến phức tạp. Tính đến 31/8/2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ tai nạn lao động, làm chết và bị thương 15 người (tổng số vụ TNLĐ tăng 4 vụ và tăng 6 người chết so với cùng kỳ năm 2022), nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động là do: Người lao động vi phạm quy trình làm việc an toàn; Người lao động vi phạm Luật giao thông; Người sử dụng lao động chưa thực hiện đầy đủ các quy định về công tác ATVSLĐ…
Để tiếp tục triển khai hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời khắc phục những tồn tại hạn chế, chủ động phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động trong những tháng cuối năm 2023 và những năm tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo như sau:
Các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố: Triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung chương trình hành động số 148-CTr/TU ngày 16/12/2013 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 09/02/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình An toàn vệ sinh lao động tỉnh Lào Cai năm 2023…
Các sở, ban, ngành tỉnh tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATVSLĐ thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý; Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người lao động về công tác đảm bảo ATVSLĐ, trong đó tập trung vào các ngành, nghề có nguy cơ cao về mất ATVSLĐ (điện, cơ khí, xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, hầm lò…). Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh xây dựng quy trình, biện pháp làm việc bảo đảm ATVSLĐ; tăng cường tự kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh ngay việc thực hiện pháp luật về ATVSLĐ; tổ chức tốt việc huấn luyện ATVSLĐ và trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; Tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATVSLĐ.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tăng cường thực hiện quản lý Nhà nước về ATVSLĐ theo quy định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, trong đó ưu tiên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Luật ATVSLĐ, các Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng có dẫn liên quan; triển khai thanh tra, kiểm tra, điều tra các vụ tai nạn lao động theo đúng quy định; nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ; phân tích, dự báo, cập nhật kịp thời tình hình an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, người lao động và người sử dụng lao động về công tác ATVSLĐ; tăng cường tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp nhằm kịp thời đáp ứng được các yêu cầu trong công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và của các cấp, các ngành.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về ATVSLĐ; kịp thời đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác đảm bảo ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và thông báo công khai những vi phạm pháp luật về ATVSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng; kiến nghị khởi tố vụ án vi phạm ATVSLĐ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với cơ quan Công an và các ngành có liên quan tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết người để có biện pháp khắc phục nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự xảy ra.
Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp thực hiện các quy định về ATVSLĐ; định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Sở Y tế: Tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, vận động thực hiện tốt công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, đảm bảo môi trường lao động, điều kiện lao động cũng như các chế độ cho người lao động.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm, đồng thời đình chỉ những cơ sở vi phạm nghiêm trọng về vệ sinh lao động; tham gia các đoàn điều tra tai nạn lao động trên địa bàn theo quy định.
Sở Công thương: Tăng cường quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác ATLĐ trong các cơ sở thuộc ngành và lĩnh vực quản lý; kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác ATLĐ trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; an toàn điện; hóa chất, khí ga… thuộc lĩnh vực ngành Công thương quản lý.
Sở Giao thông vận tải - Xây dựng: Tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về ATVSLĐ trong thi công công trình.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác ATVSLĐ tại các công trình, trong đó lưu ý các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ; kiên quyết xử lý vi phạm, đình chỉ thi công đối với các đơn vị, nhà thầu không tuân thủ đúng các quy định về ATVSLĐ trong thi công công trình.
Chủ trì tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá nguyên nhân sự cố máy, thiết bị thi công; giám định nguyên nhân sự cố gây sập đổ công trình, sập đổ một phần công trình gây mất an toàn lao động. Xem xét, quyết định tạm dừng, dừng sử dụng đối với máy, thiết bị; dừng, tạm dừng thi công đối với các hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo mức độ và phạm vị ảnh hưởng của sự cố. Xử lý trách nhiệm của các bên liên quan theo quy định của pháp luật.
Sở Tài nguyên và Môi trường: Tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ trong khai thác, chế biến khoáng sản, các cơ sở khai thác đá trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với các cơ quan liên quan, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ đối với các lĩnh vực thuộc trách nhiệm, phạm vi quản lý nhà nước của ngành; kiên quyết xử lý dừng, tạm dừng, đình chỉ hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, khai thác đá đối với các hành vi vi phạm; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về ATVSLĐ.
Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; cảnh báo nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao động để người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp biết, chủ động phòng tránh.
Công an tỉnh: Phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ tai nạn lao động chết người, nhanh chóng làm rõ nguyên nhân gây ra tai nạn lao động. Xử lý hoặc đề xuất xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh để xảy ra tai nạn lao động, nhất là các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người; xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc để xảy ra tai nạn lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh: Tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền công tác ATVSLĐ tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; chỉ đạo các doanh nghiệp báo cáo kịp thời về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các vụ TNLĐ chết người hoặc bị thương nặng từ 02 người trở lên hoặc các sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ nghiêm trọng xảy ra trong các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác ATVSLĐ tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ động phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân và thành viên hợp tác xã nông nghiệp nắm rõ quy trình, nguyên tắc vận hành an toàn đối với máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp; biện pháp ATVSLĐ trong sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi.
Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra hướng dẫn công tác an toàn lao động trong việc sử dụng máy móc, thiết bị, sử dụng điện sản xuất trong nông nghiệp và các làng nghề.
Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh: Thường xuyên tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và kiến thức về ATVSLĐ, lồng ghép thông tin về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với các chương trình, hoạt động thông tin, truyền thông khác với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh: Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về ATVSLĐ; hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ sử dụng lao động và các hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề.
Liên minh HTX tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về ATVSLĐ cho các Hợp tác xã.
Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh: Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về ATVSLĐ; Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về ATVSLĐ.
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà thầu, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh: Rà soát, thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về ATVSLĐ; củng cố bộ phận ATVSLĐ, bộ phận y tế cơ sở, mạng lưới an toàn vệ sinh viên; tổ chức hướng dẫn cho người lao động trước khi phân công công việc theo đúng quy định. Thực hiện niêm yết nội quy, quy trình tại nơi làm việc, có biện pháp kiểm tra, giám sát buộc người lao động phải thực hiện đúng các nội quy, quy định đã ban hành. Thực hiện các biện pháp chủ động phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động; đảm bảo thực hiện công tác ATVSLĐ một cách thực chất và hiệu quả, không mang tính đối phó, hình thức. Thường xuyên tự kiểm tra, rà soát tất cả các vị trí sản xuất; chủ động đánh giá các nguy cơ và đề ra biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tăng cường phối hợp, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác ATVSLĐ và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan. Rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý kỹ thuật an toàn: xây dựng đầy đủ, đảm bảo chất lượng hồ sơ thiết kế kỹ thuật, biện pháp thi công, quy trình công nghệ, biện pháp an toàn; đánh giá, lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất, trình độ năng lực quản lý, kinh nghiệm tổ chức sản xuất, tay nghề công nhân để hoàn toàn làm chủ về công nghệ.
Nâng cao chất lượng công tác lập, phê duyệt và triển khai Kế hoạch ứng cứu sự cố - tìm kiếm cứu nạn; Phương án phòng chống cháy nổ nhằm đảm bảo sát với thực tế sản xuất của đơn vị; dự báo được các nguy cơ có thể xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để lập các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu rủi ro; đặc biệt lưu ý các nguy cơ về cháy nổ khí, bục nước, khoan nổ mìn,...
Quan tâm cải thiện điều kiện làm việc để đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn; chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, đi lại cho người lao động.
Đối với các chủ đầu tư các công trình: Thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật theo nhiệm vụ của chủ đầu tư trong công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ. Chỉ đạo, yêu cầu các nhà thầu thi công phải thực hiện đúng, đủ các quy trình, quy định về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; quy định rõ trách nhiệm của đơn vị tư vấn giám sát trong việc kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, tiến độ, chất lượng công trình và chịu trách nhiệm về vi phạm của nhà thầu (nếu có). Kiên quyết thực hiện đình chỉ thi công khi phát hiện nhà thầu vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, để xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động. Yêu cầu nhà thầu khắc phục, đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh lao động mới được tiếp tục thi công.
Đối với các nhà thầu thi công: Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng người lao động theo đúng quy định của pháp luật lao động; thực hiện việc ký hợp đồng lao động; tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động; phân công, bố trí người lao động làm việc theo đúng ngành nghề, công việc được đào tạo. Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động, Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ và các văn bản liên quan.
Đối với người lao động: Chấp hành nghiêm các nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về ATVSLĐ. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cổ, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động.
Tham dự các khóa huấn luyện ATVSLĐ để có thể nhận diện các nguy cơ, rủi ro, các yếu tố nguy hiểm, từ đó nâng cao ý thức phòng ngừa tai nạn lao động cho bản thân; kiên quyết từ chối làm việc khi các điều kiện an toàn lao động chưa được đảm bảo. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc.
Minh Tuấn
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm