Lao động hoang mang" vì mất việc, đòi Công ty chứng khoán HDB (HDBS) bồi thường 742 triệu đồng

Bà Văn Thị Tú Nga lâm vào tình trạng hoang mang vì cho rằng mình bị Công ty chứng khoán HDB (HDBS) chấm dứt hợp đồng lao động trái luật và yêu cầu doanh nghiệp bồi thường 742 triệu đồng.
By Anh Toản - Phạm Dương
11/06/2020 16:20

Công ty cổ phần chứng khoán HDB (HDBS) chấm dứt hợp đồng trái luật?

Trong đơn gửi cơ quan có thẩm quyền, chị Văn Thị Tú Nga (trú tại C2.14, chung cư Res III, đường Tân Mỹ, phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh) cho rằng mình bị Công ty cổ phần chứng khoán HDB (viết tắt là HDBS) chấm dứt hợp đồng lao động trái luật. Trong đơn bà Nga cũng yêu cầu doanh nghiệp bồi thường 742 triệu đồng vì hành vi có dấu hiệu vi phạm nói trên.

Bà Nga trình bày: “Ngày 10/1/2008, tôi có ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 1 năm với Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Gia (nay đổi tên thành Công ty cổ phần chứng khoán HDB (HDBS) với chức danh trưởng phòng hành chính nhân sự. Ngày 10/1/2009, tôi tiếp tục tái ký hợp đồng lao động với công ty với loại hợp đồng không xác định thời hạn và làm việc tại công ty. Trong suốt 12 năm làm việc tại công ty, tôi đã luôn nỗ lực hết mình trong công việc và nhận được sự quý mến, tin cậy của đội ngũ nhân viên và đồng nghiệp.

Tuy nhiên vào ngày 6/1/2020, đại hội cổ đông hội đồng quản trị Công ty cổ phần chứng khoán HDB (HDBS) tổ chức cuộc đại hội bất thường. Theo đó, toàn bộ thành viên hội đồng quản trị công ty được thay thế. Ngày 3/2/2020 Hội đồng quản trị mới của công ty thông qua Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐQT về việc ban hành quy chế tiền lương của Công ty cổ phần chứng khoán HDB (HDBS) có hiệu lực từ ngày 3/2/2020.

Công ty Cổ phần chứng khoán HDB

Quy chế tiền lương này không hề tham khảo ý kiến của đại diện tập thể người lao động trước khi ban hành và chưa đăng ký với Phòng lao động thương binh xã hội quận 1. Cũng trong ngày 3/2/2020 Hội đồng quản trị đã giới thiệu ông Nguyễn Thành Chung là Tổng Giám đốc mới của công ty, thay thế ông Tống Minh Tuấn.

Trong kỳ lương tháng 2/2020, mặc dù toàn bộ người lao động tại công ty không đồng ý ký phụ lục hợp đồng theo đề xuất của ban điều hành công ty nhưng công ty đã áp dụng mức lương mới với người lao động”, bà Nga nói.

Vì lẽ đó, ngày 2/3/2020, tôi cùng nhóm người lao động có gửi ý kiến bằng văn bản đến công ty về nội dung nêu trên và được công ty trả lời bằng văn bản với nội dung sẽ xem xét giải quyết từng trường hợp.

Ngày 13/2/2020, bà Nguyễn Đoàn Duy Ái – Chủ tịch hội đồng quản trị công ty có mời tôi làm làm việc. Theo bà Ái, bất kỳ người lao động nào của công ty không đồng ý áp dụng quy chế lương mới thì sẽ cho nghỉ việc và trong trường hợp tôi không đồng ý áp dụng quy chế này thì sẽ cho nghỉ việc, tuy nhiên sẽ thỏa thuận mức bồi thường hợp lý.

Sau buổi làm việc, bà Nga đã gửi đơn xin thôi việc nhưng là đơn xin thôi việc có điều kiện nếu công ty bồi thường thỏa đáng 12 năm làm việc cho người lao động thì thôi việc mới có hiệu lực.

Cũng theo bà Nga, kể từ khi gửi đơn xin thôi việc, Công ty đã mời bà làm việc nhiều lần (từ ngày 31/3 đến ngày 10/4/2020), nhưng hai bên không thống nhất được quan điểm: “Tại 2 buổi làm việcngày 30 và 31/3/2020, công ty đã không bàn giao biên bản làm việc cho tôi. Ông Nguyễn Thành chung đã tự tiện thay đổi ý kiến của tôi và bắt tôi ký vào biên bản với nội dung yêu cầu. Tôi không đông ý thì ông Chung đã thu lại 2 biên bản đề nghị nói trên, chỉ bàn giao biên bản đề ngày 10/4/2020 và thông báo cho tôi thôi việc cùng ngày”, bà Nga nói.

Bà Nga cho rằng, việc công ty cho bà Nghỉ việc là không đúng quy định của pháp luật: “Đây là đơn thôi việc có điều kiện, do đó, khi điều kiện bồi thường không đạt được hoặc không xảy ra thì đơn xin thôi việc chưa phát sinh hiệu lực. Thế nhưng ông Chung đã tự ý ra thông báo cho tôi thôi việc và tự áp mức bồi thường hỗ trợ cho tôi 2 tháng lương trong khi chưa thỏa thuận được với người lao động là trái quy định. Việc ra thông báo thôi việc trên của ông Chung là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.

Với những nội dung trên, bà Nga yêu cầu Công ty cổ phần chứng khoán HDB (HDBS) đã hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

“Bồi thường 2 tháng tiền lương theo hợp đồng tương đương 56 triệu đồng. Chi trả trợ cấp thôi việc sau khi trừ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội số tiền 14 triệu đồng. Bồi thường cho việc chấm dứt hợp đồng lao động 24 tháng tiền lương tương đương 672 triệu đồng. Tiền lương cho những ngày không làm việc cho đến thời điểm tòa án xét xử. Tổng mức bồi thường tạm tính là 742 triệu đồng", bà Nga đề nghị trong đơn.

HDBS ứng xử ra sao với lao động?

Hàng loạt các băn khoăn được đặt ra trong vụ việc này là: Việc bà Nga nghỉ việc có phải là hình thức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ phía công ty không? Nếu có thì theo Bộ luật lao động, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động có phải báo cho người lao động biết trước Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn không? Trước khi cho bà Nga thôi việc Công ty có thông qua ý kiến của công đoàn (nếu có) không?

Ngày 13/03/2020, bà Nguyễn Đoàn Duy Ái – Chủ Tịch Hội đồng quản trị Công ty có yêu cầu bà Nga vào làm việc, theo yêu cầu của bà Ái thì bất kỳ người lao động nào Công ty không đồng ý áp dụng quy chế lương mới thì sẽ cho nghỉ việc. Việc này có hay không? Nếu có, thì đây có thể coi là hành vi có tính chất ép buộc người lao động nghỉ việc không?

Hai bên có biên bản thống nhất mức hỗ trợ sau khi cho lao động thôi việc không? Nếu có thì căn cứ pháp lý nào để công ty hỗ trợ cho người lao động 2 tháng lương?

Bà Nga cho hay, đây là đơn thôi việc có điều kiện, khi điều kiện bồi thường không đạt được hoặc không xảy ra thì đơn thôi việc chưa phát sinh hiệu lực. Thế nhưng Ông Nguyễn Thành Chung đã tự ý ra thông báo cho thôi việc và tự áp mức bồi thường hỗ trợ cho bà 02 tháng lương trong khi chưa thỏa thuận được với người lao động. Việc này có đúng không?

Phía công ty sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cho thôi việc người lao động không đúng quy định pháp luật?

Sáng 11/6, trao đổi ngắn với PV qua điện thoại bà Nguyễn Đoàn Duy Ái – Chủ Tịch Hội đồng quản trị Công ty HDB về vụ việc nêu trên, bà Ái đề nghị phóng viên liên lạc với ông Nguyễn Thành Chung - Tổng giám đốc công ty.

Qua trao đổi nhanh, ông Chung cho biết, bên ông không nhận được đơn phản ánh của bà Nga: "Bà Nga không gửi đơn phản ánh cho chúng tôi về vụ việc trên".

Về việc bà Nga cho rằng phía công ty chấm dứt hợp đồng trái luật với bà, ông Chung cho rằng: "Chúng tôi không nhận được văn bản đó (đơn) nên không trả lời việc đó được. Nếu bạn có căn cứ về việc lao động hỏi/phản ánh về việc này thì gửi cho chúng và tôi sẽ gửi lại (hồi đáp) cho các anh".

Vụ việc đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm và thỏa đáng. Người lao động tiếp tục có ý kiến tới cơ quan báo chí, đề nghị công ty trả lời những thắc mắc nêu trên.

comment Bình luận

largeer