Lối sống ít vận động thể chất khiến con người giảm tuổi thọ
Lâu nay, ít hoạt động thể chất đã được biết là một yếu tố nguy cơ gây ra tử vong sớm và một số bệnh không lây nhiễm, bao gồm tim mạch vành, đột quỵ, tăng huyết áp, tiểu đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư. Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia do Giáo sư Peter Katzmarzyk đến từ Ðại học Bang Louisiana (Mỹ) dẫn đầu đã đánh giá ảnh hưởng của lối sống tĩnh tại đối với tình trạng sức khỏe tổng thể và phân tích dữ liệu về mức độ lười vận động của người dân tại 168 quốc gia. Trong đó, khái niệm “ít vận động thể chất” được định nghĩa là dành ra ít hơn 150 phút vận động thể chất ở cường độ vừa phải hoặc 75 phút vận động thể chất ở cường độ cao mỗi tuần.

Ảnh minh họa
Kết quả cuối cùng cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh không truyền nhiễm đã tăng lên vì không đảm bảo dành đủ thời gian vận động thể chất trong tuần, điển hình là nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và sa sút trí tuệ tương ứng tăng lên 1,6% và 8,1%. Các chuyên gia còn phát hiện mức độ lười vận động thể chất cũng tăng theo mức thu nhập của các quốc gia. Nhìn chung, tỷ lệ các bệnh không truyền nhiễm liên quan đến tình trạng ít vận động thể chất được ghi nhận cao nhất ở các nước Mỹ La-tinh và vùng Caribe cũng như những quốc gia có thu nhập cao ở phương Tây và châu Á - Thái Bình Dương, trong khi tỷ lệ này ở các nước có thu nhập thấp tại vùng cận sa mạc Sahara của châu Phi, châu Ðại Dương, Ðông Á và Ðông Nam Á là thấp nhất. Tuy nhiên, xét trên từng cá nhân, những quốc gia có thu nhập trung bình lại gánh chịu ảnh hưởng to lớn hơn vì có quy mô dân số lớn hơn, khi thống kê cho thấy có tới 69% tổng số ca tử vong và 74% ca tử vong do bệnh tim mạch có liên quan đến thói quen ít vận động.
Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí BMJ Neurology, các chuyên gia bày tỏ quan ngại khi cho biết các biện pháp phong tỏa trong đại dịch COVID-19 cũng góp phần làm giảm đáng kể hoạt động thể chất của người dân do hạn chế đi lại, làm việc và giao tiếp xã hội.
Ðể đánh giá mức độ hoạt động thể chất ở hai mốc thời gian trước và trong khi thực hiện phong tỏa xã hội, các chuyên gia đã yêu cầu những người tham gia đeo thiết bị chứa cảm biến chuyển động để đo chính xác cường độ, tần suất và thời gian vận động ở các mức độ mạnh, trung bình, nhẹ hoặc không vận động.
Họ nhận thấy trong thời gian phòng, chống dịch bệnh, hầu hết những người tham gia đều giảm đáng kể mức độ vận động trong ngày. Như trước lệnh phong tỏa, những người tham gia vận động nhẹ với thời lượng trung bình 84,5 phút/ngày và có tần suất vận động hằng giờ tương đối thấp. Nhưng trong thời gian phong tỏa, thời lượng vận động nhẹ đã giảm trung bình 25 phút/ngày và tần suất vận động hằng giờ giảm 11%. “Ngay cả những người không tập thể dục nhiều cũng bị tác động bởi việc không vận động trong thời gian phong tỏa vì COVID-19. Việc ít di chuyển bất lợi cho sức khỏe và đặc biệt có hại cho những người bị bệnh thần kinh cơ, khuyết tật hoặc lớn tuổi” - Trưởng nhóm nghiên cứu Sarah Roberts-Lewis nhấn mạnh.
Ngoài hai nghiên cứu nói trên, báo cáo từ tổ chức North East Coastal Active Partnership cũng lên tiếng cảnh báo thực trạng ít vận động thể chất có thể gây tử vong với tỷ lệ tương đương thói quen hút thuốc lá.
Theo Eurekalert.org

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am