Lớn tiếng khi ăn, một phụ nữ hóc xương gà thủng thực quản

Mới đây, một trường hợp hi hữu đã phải nhập viện để lấy dị vật trong thực quản. Lớn tiếng khi ăn, một phụ nữ hóc xương gà thủng thực quản là trường hợp của chị Nguyễn Th.V ở TP.HCM.
06/07/2018 17:15

Trước đó, ThS.BS CKII. Trịnh Quốc Minh, Trưởng khoa khoa Ngoại Lồng ngực, Mạch máu, Thần kinh (BV Trưng Vương TP.HCM) cho biết, chị Nguyễn Thanh V. (33 tuổi) nhập viện trong tình trạng đau vùng cổ, nuốt nghẹn sau khi bị hóc xương gà.

Qua khai thác tiền sử, chị V. cho biết trong lúc ăn phở gà cùng với gia đình, chị V. nuốt phải xương gà khi nói lớn tiếng với con. Sau khi mắc dị vật, chi V. thấy đau nhiều vùng cổ, đặc biệt vùng dưới hầu họng, cảm giác khó nuốt.

Hóc xương gà, thủng thực quản vì lớn tiếng với con - Ảnh 1.

 

Dị vật (xương gà) đã gây thủng thực quản của bệnh nhân

Chị đã ăn ổi và lê với mong muốn đẩy dị vật xuống dạ dày theo cách dân gian hay làm. Tuy nhiên, càng ăn càng thấy đau vùng cổ, nuốt nghẹn nên bệnh nhân vào cấp cứu tại BV Trưng Vương.

Ngay khi tiếp nhận và khai thác bệnh, các bác sĩ cấp cứu cho làm nội soi, kết quả nội soi cho thấy dị vật (xương gà) cắm sâu 1/3 trên thực quản. Ekíp nội soi tiến hành lấy được miếng xương gà ra ngoài.

Kiểm tra vị trí mắc xương, bác sĩ nội soi cho biết thực quản bị rách dài khoảng 5 mm và khá sâu.

Sau khi nội soi, bệnh nhân được chụp CTscanner vùng cổ phát hiện có khí cạnh khí quản và thực quản, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị thủng 1/3 trên thực quản do hóc xương gà.

Bệnh nhân được cho nhập viện và điều trị bằng cách nhịn ăn, uống, dịch truyền nuôi dưỡng và sử dụng kháng sinh mạnh, phổ rộng nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và theo dõi sát diễn tiến.

Sau 04 ngày bệnh nhân được chụp CTscanner kiểm tra vùng cổ, kết quả không phát hiện áp xe quanh cổ, khí cạnh khí quản và thực quản đã giảm, nội soi kiểm tra cho thấy lỗ thủng lành dần, không cần sử dụng kẹp (clip) để đóng lổ thủng.

Hóc xương gà, thủng thực quản vì lớn tiếng với con - Ảnh 2.

 

Các bác sĩ khuyến cáo hạn chế lớn tiếng trong khi ăn để tránh hóc dị vật ở hầu, họng, thực quản

Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi và điều trị nội khoa cho đến khi xuất viện.

Đây là trường họp điển hình trong việc xử trí ban đầu không đúng cách khi bị hóc di vật (xương) ở hầu, họng, thực quản trong lúc ăn uống.

BS. Minh khuyến cáo trong khi ăn, cần phải nhai kỹ và hạn chế nói lớn tiếng.

Khi có dấu hiệu mắc dị vật, bệnh nhân cần phải ngưng ăn và không cố sử dụng các loại thức ăn như: cơm nguội, chuối, trái cây, rau… để đẩy dị vật xuống dạ dày. Sau đó, bệnh nhân cần đến các bệnh viện có đủ phương tiện để nội soi lấy dị vật bị mắc trong thực quản.

comment Bình luận

largeer