Lượng đường huyết trong máu bao nhiêu là vừa?

Sau khi biết được những biến chứng cũng như nguy hiểm mà hiện tượng tăng hay giảm đường huyết gây ra. Nhiều bạn sẽ thắc mắc không biết lượng đường trong máu bao nhiêu là vừa? Để giải đáp thắc mắc này, bài viết hôm nay sẽ giới thiệu về lượng đường huyết trong máu hiệu quả.
08/09/2018 23:35

Lượng đường huyết trong máu được tính như thế nào?

Tùy theo những thời điểm cụ thể trong ngày hay thể trạng hiện tại của cơ thể mà lượng đường huyết sẽ biểu thị tình trạng sức khỏe khác nhau. Những chỉ số phụ thuộc bao gồm: Tuổi tác, điều kiện sức khỏe/bệnh tật của người bệnh, thời gian mắc bệnh tiểu đường đến nay…

Lượng đường huyết trong máu bao nhiêu là vừa?

Chỉ số đường huyết có thể được đo bằng máy cầm tay. Cụ thể, kẹp vào phần đầu ngón tay để lấy chỉ số đường huyết mao mạch. Bạn có thể tự đo tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế để lấy chỉ số đường huyết tĩnh mạch. Kết quả đo đường huyết mao mạch có thể sẽ chênh cao hơn khoảng 10% so với đường huyết tĩnh mạch. Nếu kết quả chênh nhau trên 15%, cần phải đo lại để đảm bảo độ chính xác. 

Vậy lượng đường huyết trong cơ thể bao nhiêu là vừa?

Theo như trên, không có ngưỡng cụ thể nào quy định lượng đường huyết là an toàn nhất. Do vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết kèm theo đối chiếu với từng thời điểm cụ thể trong ngày để kết luận được lượng đường huyết trong cơ thể có quá cao hoặc quá thấp hay không. Cụ thể:

Khi kiểm tra đường huyết, chỉ số đường huyết như sau được coi là an toàn:

Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).

Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).

Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Lưu ý, tùy theo từng lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng … mà mức đường huyết an toàn của mỗi người có thể khác nhau tuy nhiên sự khác nhau này là không nhiều lắm.

luong-duong-huyet-trong-mau-bao-nhieu

Lượng đường huyết trong máu bao nhiêu là vừa - bảng đường huyết

Dựa vào bảng đường huyết trên cho thấy, lượng đường huyết an toàn trước bữa ăn và sau bữa an có thể dao động đối với hơn đối với ngưỡng an toàn kể trên. Tuy nhiên, bạn không nên để cơ thể bị tụt đường quá 70mg/dL và tăng quá 126mg/dl, đối với trước bữa ăn. Và lượng đường huyết không nên thấp hơn 130mg/dl và vượt quá 180mg/dl sau khi ăn. Vì nếu để cơ thể phải tích tụ lượng đường quá cao hay quá thấp đều không có lợi cho cơ thể.

Nguy cơ từ việc lượng đường huyết trong máu quá thấp hay quá cao so với ngưỡng an toàn là khiến cơ thể mệt mỏi. Nếu đường huyết thấp sẽ khiến cơ thể hoa mắt, chóng mặt, run tay, tim đập nhanh, đánh trống ngực, lã mồ hôi,…Còn đối với hiện tượng đường huyết cao thì biến chứng thường gặp nhất là bệnh tiểu đường.

Làm thế nào để ổn định đường huyết?

Nếu bạn thường xuyên theo dõi và phát hiện đường huyết của bản thân không ổn định. Bạn cần phải thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lí ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Bằng những cách ổn định đường huyết khi chúng vượt ngưỡng an toàn dưới đây, bạn có thể không còn đối mặt với nguy cơ bệnh tiểu đường:

  • Hạn chế lượng tinh bột và đường ăn vào mỗi ngày
  • Tăng cường uống nước thường xuyên để làm loãng lượng đường trong máu
  • Tăng cường các hoạt động thể chất để đốt cháy năng lượng và lượng đường dư thừa trong máu
  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ để làm chậm tiêu hoá và làm chậm quá trình phóng thích đường vào máu
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Mặc dù những phương pháp này không phải là cách điều trị thay thế cho bệnh tiểu đường nhưng đây là các liệu pháp bổ sung giúp cho việc điều trị đặc hiệu quả cao.

comment Bình luận

largeer